Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sự thành thực với việc chia sẻ quá đà về bản thân. Thành thực không có nghĩa là bạn phải nói với nhân viên pha chế ngoài quán cà phê về những vấn đề sâu sắc nhất của bản thân. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang chia sẻ quá đà những điều bạn nên giữ cho riêng mình và những người thân thiết nhất. Nhưng đừng quá lo lắng, mọi vấn đề đều có giải pháp cả! Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những lí do bạn chia sẻ quá đà về bản thân và cách khắc phục tình trạng này nhé.
1. Lo lắng
Một số người có xu hướng nói nhiều khi họ lo lắng về một vấn đề gì đó hoặc đang nỗ lực trông bình thường trong mắt những người xung quanh. Nhưng khi nói chuyện trong căng thẳng thì chúng ta sẽ ít kiểm soát được những gì mình nói và thời gian nói chuyện. Ngoài ra, một số người cảm thấy lúng túng khi tham gia các sự kiện xã hội và nghĩ rằng cách duy nhất để hòa nhập là bắt đầu nói về cuộc sống của bản thân mình. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn tiết lộ những điều quá riêng tư về cuộc sống của mình, điều này có thể sẽ khiến người khác cảm thấy kỳ lạ.
2. Cô đơn hoặc nỗ lực tạo ra sự thân mật
Thông thường, mọi người tự thuyết phục bản thân rằng họ không cô đơn thay vì tìm đến ai đó. Vậy nên khi họ ra ngoài và gặp gỡ mọi người thì đó là lúc họ bắt đầu chia sẻ quá mức theo cách khó kiểm soát nhất. Nhu cầu kết nối và giải tỏa cảm xúc của họ lớn đến mức khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Tuy nhiên, đây là cách chúng ta đến gần hơn với mọi người và tạo ra những mối quan hệ mới. Nhưng vì đi sâu quá sớm trong các mối quan hệ của mình nên thay vì kéo mọi người lại gần, chúng ta lại đẩy mọi người ra xa hơn.
3. Không nhận biết được ranh giới trong mối quan hệ
Mọi mối quan hệ, bất kể bản chất của nó là gì, thì đều cần phải có ranh giới vì tất mọi người luôn cần không gian cá nhân. Tuy nhiên, đôi khi mọi người không thể nhận ra những ranh giới đó và không thể hiểu được các tín hiệu yêu cầu khoảng cách mà chúng ta gửi cho nhau. Giao tiếp không lời đôi khi còn mạnh hơn thông điệp bằng lời nói, nhưng những người có xu hướng chia sẻ quá mức lại không thể dễ dàng đọc được chúng. Đó là lý do tại sao họ có xu hướng chia sẻ quá nhiều, điều này có thể khiến người nghe cảm thấy khó xử và không biết phải phản ứng thế nào.
4. Sử dụng mạng xã hội theo cách cực đoan
Thật là sốc khi các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 40% người dùng mạng xã hội trong độ tuổi từ 18 đến 35 đã hối hận khi đăng tải các nội dung cá nhân. Mọi người có xu hướng chia sẻ quá mức trên các tài khoản mạng xã hội, cho dù là tin tốt hay tin buồn. Nhiều người chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng trước khi chia sẻ với những người thân quen trong cuộc sống thực. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì chúng ta không biết ai sẽ đọc các bài đăng này và những người đó sẽ hành động như thế nào khi có được các thông tin đó.
Làm thế nào để biết bạn đang chia sẻ quá đà về bản thân?
- Bạn muốn kết nối với những người khác thật nhanh chóng. Nhưng hãy nhớ là cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hay thân thiện, tất cả các mối quan hệ đều cần thời gian để phát triển. Nếu bạn muốn mối quan hệ này tiến triển với tốc độ nhanh thì bạn sẽ vô thức chia sẻ những điều rất riêng tư ngay từ đầu. Đó là cách bạn kết nối với người khác nhưng kết quả là bạn lại có thể khiến người đó cảm thấy khó chịu.
- Bạn đang khát khao được cảm thông. Nhiều người nói nhiều về vấn đề của bản thân không phải vì họ muốn trốn tránh nó mà chỉ để khiến những người xung quanh cảm thông với họ. Có được sự đồng cảm là một trong những cách tốt nhất để được chú ý.
- Không có gì xấu khi chia sẻ về cuộc sống của bạn trên các mạng xã hội, nhưng đi quá sâu vào các chi tiết lại có thể có hại. Ví dụ: phân tích cảm xúc cá nhân, nói về mọi khía cạnh nhỏ trong mối quan hệ, chia sẻ mọi khoảnh khắc đời thường của con bạn.
- Bạn có thể cảm thấy hối tiếc khi chia sẻ quá nhiều ngay sau khi thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn hiểu rằng thông tin mình vừa chia sẻ với ai đó là quá nhiều với người khác. Có thể bạn chỉ hơi căng thẳng hoặc lo lắng thôi, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của việc chia sẻ quá đà rồi đấy.
Làm thế nào để ngừng việc này lại?
- Đầu tiên, bạn cần nhận ra vấn đề của bản thân. Bạn phải tìm hiểu gốc rễ của vấn đề và lý do tại sao bạn có xu hướng nói quá nhiều về cá nhân mình. Bạn cần tiếp xúc với cảm xúc bên trong trước khi giải quyết vấn đề này.
- Bạn có chia sẻ quá mức để thu hút sự chú ý không? Có rất nhiều cuốn sách để giúp bạn tìm hiểu xem liệu mình có tự ti hay không. Có thể đó là gốc rễ vấn đề của bạn và tại sao bạn cần sự thông cảm của người khác.
- Một bác sĩ tâm lí có thể là sự lựa chọn tốt nhất. Các vấn đề mà bạn gặp có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ nên bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn xác định vấn đề và giúp bạn vượt qua nó. Nó có thể là một vấn đề trong quá khứ mà bạn chưa bao giờ nhận ra là cần phải giải quyết và vượt qua cả.
source https://bloganchoi.com/nhung-li-do-ban-chia-se-qua-da-ve-ban-than-va-cach-khac-phuc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét