Sau khi cắt dạ dày, việc ăn uống và tiêu hóa thức ăn của người bệnh sẽ thay đổi do dạ dày có thể nhỏ hơn hoặc dạ dày bị cắt hoàn toàn. Để thích nghi với sự thay đổi này thì cần phải có thời gian. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu những vấn đề cần lưu ý về dinh dưỡng ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày nha!
Có 2 loại phẫu thuật cắt dạ dày:
- Cắt bỏ một phần do loét dạ dày và thất bại với điều trị bằng thuốc hoặc do thủng dạ dày hay do bệnh lý khác.
- Cắt bỏ hoàn toàn dạ dày do ung thư.
Ảnh hưởng của việc cắt dạ dày đối với dinh dưỡng của bệnh nhân như thế nào?
Người bệnh có thể gặp các tình trạng sau đây:
Hội chứng dồn đống (Dumping)
Xảy ra khi thức ăn đổ nhanh vào ruột gây ra các rối loạn như:
- Dumping sớm: Xảy ra 10 – 30 phút sau ăn, bao gồm:
- Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, sôi bụng, tiêu chảy.
- Triệu chứng tim mạch: Đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, ngất.
- Dumping muộn: Xảy ra 2 – 4 giờ sau ăn, bao gồm:
- Hạ dường huyết: Mệt, choáng váng, vã mồ hôi, nặng hơn như hôn mê.
- Triệu chứng tim mạch: Đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, vã mồ hôi, run rẩy, đói, ngất.
Ứ đọng dạ dày
- Gây buồn nôn và nôn, chán ăn, đầy hơi và đầy bụng hoặc no sớm sau ăn.
- Tăng quá mức số lượng vi khuẩn của đường ruột, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa chất dinh dưỡng.
- Tăng tỷ lệ dị vật tại dạ dày gây tắc nghẽn do sự tích lũy của thức ăn hoặc thuốc chưa tiêu hóa được.
Kém hấp thu chất béo
- Giảm lượng men phân hủy chất béo.
- Triệu chứng: Đau bụng, phân có mùi hôi, nhầy béo.
Sụt cân, suy dinh dưỡng nặng
- Xảy ra nhanh và nặng dần sau mổ nếu người bệnh không được can thiệp hoặc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách.
- Suy giảm tụy ngoại tiết, gây kém hấp thu thức ăn và suy dinh dưỡng nặng.
Thiếu máu
- Do kém hấp thu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B12, sắt. Thiếu máu kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể.
- Bệnh nhân sau cắt dạ dày thường được tiêm vitamin B12 với liều thích hợp và định kỳ để phòng ngừa thiếu máu.
Vì sao cần có chế độ dinh dưỡng đúng cách sau phẫu thuật cắt dạ dày?
Dinh dưỡng hợp lý sau cắt dạ dày sẽ giúp cho bệnh nhân phòng ngừa hoặc giảm được các tình trạng như đã đề cập ở trên.
Những điều nên làm
- Ăn các bữa nhỏ, nhiều lần trong ngày.
- Ăn thật chậm và nhai thật kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa thức ăn.
- Nên ăn thức ăn sệt hoặc đặc nấu mềm, nếu cần thì nên xay nhuyễn.
- Ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Ăn tăng cường thức ăn giàu đạm (thịt, gia cầm, hải sản,…) để tăng đề kháng, hồi phục sau mổ.
- Ăn rau có độ nhớt và mềm, củ gọt bỏ vỏ và nấu mềm hoặc sinh tố trái cây để tránh gây ứ trệ hoặc giảm nguy cơ bị dị vật dạ dày gây tắc nghẽn.
- Bổ sung sữa dinh dưỡng dành cho người bệnh nếu bệnh nhân bị sút cân nhiều hoặc suy dinh dưỡng.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng, sức khỏe chung. Nếu cân nặng không cải thiện hoặc suy kiệt dần thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị dinh dưỡng.
Những điều nên tránh
- Ăn thức ăn hoặc uống thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, sinh tố chứa nhiều đường,…
- Kiêng khem quá mức như kiêng thịt đỏ, béo,… vì cơ thể người bệnh nhanh chóng bị suy dinh dưỡng nặng và tăng nguy cơ tử vong.
- Ăn thức ăn thô ráp như chiên cứng, rau thô ráp, củ, trái cây còn vỏ,… vì đễ gây ứ trệ và tăng nguy cơ tắc nghẽn.
- Uống nước trong bữa ăn vì thức ăn dễ bị tống nhanh vào ruột.
- Đứng lên đột ngột ngay sau ăn vì dễ bị tống thức ăn nhanh vào ruột.
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi túi mật, cần lưu ý điều gì?
- Vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh có rối loạn chức năng hậu môn nhân tạo
- Hậu môn nhân tạo có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của người bệnh?
Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Tài liệu tham khảo:
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh phẫu thuật dạ dày
source https://bloganchoi.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-sau-phau-thuat-cat-da-day-do-benh-ly-can-luu-y-nhung-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét