Biếng ăn là tình trạng không lạ gì đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều bà mẹ lại chưa biết đến biếng ăn ở tuổi dậy thì và cũng không biết cách giải quyết như thế nào. Dưới đây là những điều các mẹ cần biết để hiểu thêm về biếng ăn ở tuổi dậy thì, từ đó có thể hỗ trợ các con vượt qua được tình trạng này.
Biểu hiện của biếng ăn ở tuổi dậy thì
Trẻ bắt đầu dậy thì từ 10 tuổi trở lên có những biểu hiện sau mà các mẹ cần quan tâm:
- Trẻ gặp một số vấn đề về ăn uống trong độ tuổi dậy thì, ăn không ngon và cảm giác không muốn ăn.
- Có những suy nghĩ và cách giảm cân theo hướng tiêu cực.
- Tâm lý của trẻ bị thay đổi do áp lực từ cuộc sống, học tập khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán.
Đó là những biểu hiện dễ thấy ở trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý để hỗ trợ trẻ thật tốt nhé.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân lớn nhất là do trẻ gặp phải các rối loạn ở tuổi dậy thì. Có những trẻ tiếp nhận và vượt qua giai đoạn này rất tốt nhưng có những trẻ không thể chiến thắng được tâm lý nên dễ gặp phải tình trạng chán ăn, đây là một trong những thay đổi của trẻ ở giai đoạn này.
Càng lớn thì trẻ càng thường xuyên gặp phải nhiều tác động từ cuộc sống như gia đình, bạn bè chi phối khiến cho trẻ có nhiều áp lực mà không thể nói ra. Dần dần những áp lực đó tích tụ lại sẽ gây mệt mỏi, buồn chán và đặc biệt là gây ra biếng ăn ở trẻ.
Tập luyện quá mức cũng là nguyên nhân gây biếng ăn. Nhiều người bao gồm cả phụ huynh lẫn trẻ đều có suy nghĩ rằng tập luyện nhiều sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhất là trong giai đoạn cơ thể đang phát triển. Nhưng suy nghĩ đó lại không đúng với khoa học. Thường xuyên tập thể thao với cường độ cao sẽ gây ra tình trạng kiệt sức và mệt mỏi khiến trẻ không còn thiết tha ăn uống, dẫn đến chán ăn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp, không đúng giờ hoặc trẻ thường xuyên có thói quen bỏ bữa, dùng những đồ ăn không tốt cho sức khoẻ trong thời gian dài khiến trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống hàng ngày theo bữa mà thay vào đó là cảm giác chán ăn, lười ăn, không còn cảm giác ngon miệng khi ăn cơm nhà.
Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu có sở thích riêng, biết coi trọng về ngoại hình, biết chăm chút mình hơn để không bị bạn bè chê cười, so sánh. Chính vì tâm lý này nên trẻ có xu hướng ăn ít hơn để không bị béo phì. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.
Biếng ăn ở tuổi dậy thì cũng có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Có thể ở giai đoạn này trẻ đang phải uống một loại thuốc nào đó trong thời gian dài, điều này cũng gây ảnh hưởng khiến cho tình trạng lười ăn của trẻ càng xảy ra nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu trẻ mắc một số bệnh lý như sốt, ho, cảm cúm, viêm xoang và các vấn đề về phổi,… không chỉ trong lứa tuổi dậy thì mà các lứa tuổi khác cũng có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, uể oải, chán ăn, ăn không ngon.
Trên đây là những điều mà các mẹ nên biết nếu có con sắp đến hoặc trong giai đoạn dậy thì để có thể nắm được tâm lý của trẻ, cùng trẻ vượt qua được giai đoạn này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Tình trạng biếng ăn, đau họng và khó nuốt ở bệnh nhân ung thư: Cách giải quyết thế nào?
- Cách xử lý tình trạng loét miệng ở bệnh nhân ung thư như thế nào?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống
source https://bloganchoi.com/bieng-an-o-tuoi-day-thi-co-bieu-hien-nhu-the-nao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét