Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Apple và chiến lược marketing biến khách hàng thành đại sứ miễn phí

Với những chiến lược marketing độc đáo và bài bản, Apple đã vượt xa cái mác của một “thương hiệu máy tính” và tự tạo ra một thị trường của riêng mình, nơi những khách hàng trung thành tin rằng những sản phẩm của tập đoàn công nghệ này sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp, dễ dàng và thú vị hơn. Thương hiệu đã vô cùng khôn khéo khi biến khách hàng thành những đại sứ tiềm năng giúp lan tỏa sản phẩm và dịch vụ của hãng đến mọi ngóc ngách trên thị trường.

Suy nghĩ kỹ về nhu cầu quảng cáo

Dành một khoản ngân sách “khủng” cho các quảng cáo PPC (Pay Per Click – quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp) trên Google hay Facebook có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng. Thế nhưng với Apple, chiến lược này lại không thực sự cần thiết.

Trên thực tế, hãng “Táo khuyết” chủ yếu dựa vào hai chiến lược quảng cáo hoàn toàn khác nhau, bao gồm:

  • Product Placement (PPL) hay còn gọi là Embedded Marketing/Advertising là một hình thức quảng cáo mà trong đó, hàng hoá và dịch vụ của thương hiệu được lồng ghép trong một cảnh phim, chương trình truyền hình, radio hoặc livestream.
  • Tiếng vang bởi các đánh giá tích cực trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mỗi khi một sản phẩm mới nào của hãng được ra mắt, các KOL hoặc Influencer sẽ nhanh chóng mua về và thực hiện những video review sản phẩm. Điều này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng, khiến họ hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua.
Apple không sử dụng chiến lược PPC (Pay Per Click - quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp) (Ảnh: Internet)
Apple không sử dụng chiến lược PPC (Pay Per Click – quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp) (Ảnh: Internet)

Tránh cạnh tranh về giá

Nhiều doanh nghiệp tin rằng họ phải cạnh tranh về giá với các đối thủ để nổi bật trên thị trường. Thế nhưng trên thực tế, điều này sẽ gây tổn hại cho bản thân doanh nghiệp. Cạnh tranh về giá trên thị trường chỉ khiến doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số, thậm chí là danh tiếng.

Nhận biết được điều này, Apple hoàn toàn không cạnh tranh về giá trên thị trường. Trên thực tế, đôi khi người dùng sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm của hãng so với sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như hai chiếc laptop tương tự nhau là Microsoft Surface Pro chỉ có giá khoảng 900 USD (21,1 triệu đồng), thế nhưng MacBook Pro lại có giá hơn 1.200 USD (28,1 triệu). Vậy điều gì khiến người dùng vẫn quyết định mua MacBook thay vì các máy tính khác?

Với MacBook, Apple cung cấp nhiều tùy chọn cho sản phẩm và dịch vụ ở các mức giá khác nhau. Đơn cử như MacBook Air M2 có hai tuỳ chọn là 256GB hoặc 512GB, cũng như các màu sắc khác nhau như xám, bạc, vàng và xanh đen. Tương tự, các sản phẩm khác như iPhone, iPad của Apple cũng có nhiều lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng.

Cạnh tranh về giá trên thị trường chỉ khiến doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số, thậm chí là danh tiếng. Nhận biết được điều này, Apple hoàn toàn không cạnh tranh về giá trên thị trường (Ảnh: Internet)
Cạnh tranh về giá trên thị trường chỉ khiến doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số, thậm chí là danh tiếng. Nhận biết được điều này, Apple hoàn toàn không cạnh tranh về giá trên thị trường (Ảnh: Internet)

Thực hiện các hoạt động tiếp thị đơn giản nhất có thể

Apple hiểu rằng người tiêu dùng công nghệ thường bị choáng ngợp với vô vàn các thông số, mẫu mã, chip,… Điều này có thể vô tình khiến người dùng mệt mỏi và bối rối với quá nhiều thông tin. Do đó, Apple đã nỗ lực xây dựng website và nội dung bán hàng một cách đơn giản nhất có thể. Thay vì sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, Apple lựa chọn những từ ngữ đơn giản để nhấn mạnh những tiện ích mà sản phẩm mang đến.

Apple đã nỗ lực xây dựng website và nội dung bán hàng một cách đơn giản nhất có thể (Ảnh: Internet)
Apple đã nỗ lực xây dựng website và nội dung bán hàng một cách đơn giản nhất có thể (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, Apple cũng sử dụng từ “App Store” để chỉ cửa hàng ứng dụng. “App” là application – tức các ứng dụng, và “store” là một cửa hàng. Từ ngữ đơn giản này khiến bất kỳ ai cũng có thể hiểu là họ có thể vào App Store để tải miễn phí hoặc mua các ứng dụng.

Vậy marketer có thể áp dụng cách thức này như thế nào trong công việc của mình? Đầu tiên, marketer cần đảm bảo trang web hoặc blog của thương hiệu hiển thị thông tin dễ hiểu ngay ở trang đầu. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 16% khách truy cập trang web đọc từng từ trên một trang, trong khi đó 79% người dùng chỉ xem lướt qua. Do đó, nếu nội dung của thương hiệu không đủ thu hút và khiến người dùng dừng chân, họ sẽ bỏ qua ngay lập tức.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!



source https://bloganchoi.com/apple-va-chien-luoc-marketing-bien-khach-hang-thanh-dai-su-mien-phi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét