Nghiên cứu thị trường là gì và có tầm quan trọng như thế nào trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp? Bạn có thể tham khảo bài viết này để thấy sự ảnh hưởng của công việc nghiên cứu thị trường đối với công việc kinh doanh.
Khi nói đến công việc nghiên cứu thị trường, thông thường các bạn sẽ nghĩ về xác suất thống kê, bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu, giả định… Thực tế, công việc này còn xuất hiện trong cuộc sống. Có rất nhiều tình huống cần phải làm nghiên cứu, ví dụ chọn trường đại học, mua nhà, mua xe, hoặc tìm đối tượng để kết hôn…
Định nghĩa và tầm quan trọng của công việc nghiên cứu thị trường
Về lý thuyết, nghiên cứu thị trường là làm việc với hệ thống những thông tin, dữ liệu, phân tích, báo cáo. Từ những nghiên cứu đó, có thể rút ra “insight” (sự thật ngầm hiểu) để trả lời cho câu hỏi mà doanh nghiệp đặt ra.
Nhờ vào hoạt động nghiên cứu, đào sâu thái độ và hành vi của người tiêu dùng, công việc nghiên cứu thị trường sẽ hỗ trợ cho mọi hoạt động chiến lược kinh doanh sản phẩm và chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách trơn tru và hiệu quả.
Ví dụ, khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới, công việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò thu thập thông tin chính xác, phân tích dữ liệu khách quan và báo cáo chi tiết. Giai đoạn này bạn có thể sử dụng “secondary research” (nghiên cứu thứ cấp), “quantitative research” (nghiên cứu định lượng) để nghiên cứu tổng quan về “brand valuation” (định giá thương hiệu) và “portfolio management” (quản lý danh mục).
Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro rất lớn khi tung sản phẩm mới ra thị trường. Bởi vì, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh theo thời gian, doanh nghiệp cần nghiên cứu chính xác để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, việc không thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ khiến doanh nghiệp không có dữ liệu chính xác về quy mô thị trường, việc này sẽ gây khó khăn trong khâu định giá phù hợp cho sản phẩm mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Tóm lại, việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp tự đánh giá và phân tích những mặt đã làm tốt & hạn chế của đối thủ. Từ đó, góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc xây dựng chiến lược phát triển dài lâu.
3 phẩm chất cần có của người làm nghiên cứu thị trường
Ngày nay, công việc nghiên cứu thị trường được chia làm 2 dạng chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Theo đó, những phẩm chất cần có của người làm công việc nghiên cứu cũng được chia làm 2 loại:
3.1. Phẩm chất cần có của người làm nghiên cứu định tính
- Sự đồng cảm: phần lớn thời gian của người làm nghiên cứu phải tiếp xúc, giao tiếp với người khác nên sự lắng nghe và đồng cảm là điều hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.
- Sự chân thành: khi bạn trao đi sự chân thành thì bạn sẽ được nhận lại những câu trả lời chân thành kèm theo những thông tin đúng đắn, xác thực từ người khác.
- Tính công bằng, tích cực: người làm nghiên cứu không được đánh giá một cách chủ quan hoặc thiếu tính công bằng. Tất cả kết luận phải dựa trên phân tích và lắng nghe. Ví dụ, một người ăn mặc sang trọng không có nghĩa sẽ trả lời hay hơn người ăn mặc bình thường. Người có học hàm, học vị cao không phải sẽ luôn cư xử đúng mực…
3.2. Phẩm chất cần có của người làm nghiên cứu định lượng
- Tính logic: Bạn có phải là một người logic hay không? Bạn có giỏi về thống kê/phân tích hay không? Công việc nghiên cứu thiên về tính chính xác và số liệu, nên suy nghĩ logic là yếu tố đầu tiên đòi hỏi người làm nghiên cứu cần phải có.
- Giỏi về thống kê: Kỹ năng thống kê sẽ giúp bạn thu thập dữ liệu và sử dụng một cách chính xác, hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp bạn trình bày kết quả đã thu thập được một cách logic và rõ ràng hơn.
- Không thiên vị/Đáng tin cậy: Khi làm nghiên cứu thị trường đòi hỏi bạn phải có tính khách quan, không bị chi phối bởi những ý kiến cá nhân, có đầu óc cởi mở và luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới. Bởi vì, muốn có những số liệu chính xác, người làm nghiên cứu phải nhìn nhận mọi việc, mọi người một cách công bằng và không được phân biệt đối xử.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Định kiến giới và khuôn mẫu về người phụ nữ trong hoạt động quảng cáo
- Những chiến lược marketing gắn kết khán giả mọi thế hệ của đế chế Disney
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
source https://bloganchoi.com/dinh-nghia-ve-nghien-cuu-thi-truong-va-nhung-pham-chat-can-co-cua-nguoi-lam-nghien-cuu-thi-truong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét