Bạn có bao giờ tự hỏi mình đã ngừng đọc báo giấy và chuyển sang đọc báo mạng từ khi nào chưa? Tại sao bạn lại lựa chọn báo mạng? BlogAnChoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thông qua bài viết này.
Lượng báo in giảm 20 triệu bản trong 20 năm qua
Tổng số lượng báo bán ra vào đầu những năm 2000 đã gần 50 triệu bản. Nhưng theo số liệu được công bố bởi Hiệp hội Báo chí Nhật Bản, tổng số lượng báo bán ra tính đến năm 2022 mới cán mốc 30 triệu bản. Điều đó có nghĩa là lượng báo in đã giảm khoảng 40%.
Đặc biệt, lượng báo in còn giảm mạnh trong 5 năm trở lại đây, ở mức xấp xỉ 2 triệu bản mỗi năm. Nói cách khác, lượng báo in đã giảm tới 10 triệu bản trong vòng 5 năm gần đây. Đây chỉ là một phép tính nhưng nếu sự việc vẫn còn diễn ra với tốc độ như vậy thì lượng báo in sẽ tiếp tục giảm. Kết quả là, vào những năm 2030, báo giấy sẽ giảm mạnh đến một mức độ nào đó, Nhật Bản không còn báo giấy nữa.
Trước năm 2009, bình thường mỗi hộ gia đình sẽ nhận một cuộn báo, nhưng sau đó, con số 1 giảm thành 0,57, tức là cứ hai hộ thì có một hộ nhận báo. Hơn nữa, theo dữ liệu của Viện Thông tấn và Báo chí, trong nhiều hộ gia đình có người cao tuổi, nếu có 80% số người trên 60 tuổi đặt báo thì chỉ có 30% số người ở tuổi 30 đặt báo. Trong một cuộc khảo sát khác, những người đọc báo giấy ở độ tuổi 20 chiếm 6,3%. Ở độ tuổi 10, chỉ có 2,5% trẻ đọc báo, trong khi đó, số trẻ em sử dụng Internet chiếm tới 90,1%. Dù vậy, con số này vẫn còn thấp hơn con số 96% số người sử dụng Internet ở độ tuổi 20.
Nói cách khác, đi cùng với sự phổ cập của Internet là báo giấy giờ đây chỉ còn là phương tiện truyền thông của người già, khác với những loại báo dành cho giới trẻ. Và cứ thế, báo giấy dần mất đi người đọc.
Sở dĩ báo giấy sắp biến mất với tốc độ nhanh như vậy là do sự phổ cập của điện thoại thông minh từ năm 2010 giúp con người tiếp cận với truyền thông một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua hình ảnh và tin tức trên các trang Yahoo! và SNS. Bên cạnh đó, sóng vô tuyến được thay thế bởi sóng 4G, 5G và việc xem video không còn bị nhiễu nữa. Giới trẻ hiện nay xem video trên YouTube và các trang tương tự, thay vì xem ti vi. Trong kỳ World Cup vừa qua, đã có hơn 10 triệu người xem trên trang phát video trực tuyến miễn phí ABEMA.
Có hiểu lầm cho rằng tin tức trên Internet là miễn phí
Thế nhưng, các công ty báo cũng hoàn thiện các trang tin tức độc lập và thu tiền từ hoạt động phân phối thông tin theo hợp đồng hàng tháng để tìm con đường sống giống như các đài phát thanh truyền hình TVer, Hulu, radiko. Ông Gatanaga Shuichiro nói trên đài RKB:
- Ngay khi làm Tổng biên tập của báo Mainichi, tôi đã cố gắng hoàn thiện trụ sở ảo trên nền tảng kỹ thuật số, nhưng so với doanh thu báo giấy thì vẫn kém xa. Lý do là có nhiều người nghĩ rằng mọi tin tức trên mạng đều miễn phí. Họ tìm kiếm tin tức trên mạng rồi thấy dòng thông báo rằng “đây là tin tức trả phí”, họ tức giận và rời khỏi đó. Tuy nhiên, xin mọi người hiểu thông tin chưa bao giờ là miễn phí.
Trên thực tế, nhiều thông tin trong dòng chảy tin tức trên Internet là do các cơ quan truyền thông như báo chí tổng hợp lại. Họ phải tiêu hao hàng tỷ Yên cho việc bố trí nhân lực và xây dựng chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, thậm chí là ra nước ngoài để phục vụ cho việc thu thập tin. Bên cạnh đó, việc đào tạo phóng viên diễn ra trong vòng 10 năm và chi phí đào tạo cho mỗi người là 100 triệu Yên. Hiện nay, nhiều tòa soạn còn có những hoạt động kinh doanh phụ ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như bất động sản, để hỗ trợ cho hoạt động chính là làm báo.
Đối tượng nào sẽ vui mừng trước sự biến mất của báo giấy?
Như đã nói, lượng báo in sẽ giảm mạnh và biến mất vào thời điểm nào đó từ năm 2030 trở đi. Ông Gatanaga Shuichiro cho rằng điều đó sẽ không xảy ra. Giả sử có chuyện đó thì nguồn thông tin uy tín được thu thập thực tế sẽ giảm mạnh, thay vào đó, các thể loại thông tin không được đảm bảo độ chính xác và những thông tin được công bố bởi chính phủ hay các cơ quan của chính phủ sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn.
Trong bối cảnh đó, những người quyền lực muốn kiểm soát thông tin hay có bí mật cần che giấu sẽ rất vui mừng. Ở Mĩ, ngay sau khi những tờ báo địa phương dừng xuất bản do gặp khó khăn về tài chính, lãnh đạo ở các thành phố đã được tăng lương hằng năm. Họ nhận lương bổng cao gấp 2 lần lương tổng thống và hơn 20 lần lương của nhân viên Hội đồng thành phố. Phóng viên của tờ Los Angeles Times đã phanh phui sự việc này.
Điều đó cũng giống như đi ngược chiều gió, và báo chí Nhật Bản đang cố gắng thực hiện. Những hậu bối của báo Mainichi cũng đấu tranh để trở thành những tờ báo có thể khơi gợi lời kêu cứu đã bị chôn vùi cho hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng thương phải chăm sóc người thân bị khuyết tật, hay Đạo luật bảo vệ ưu sinh buộc người khuyết tật phải triệt sản.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Những người sử dụng mạng xã hội LinkedIn cần tránh 3 cái bẫy này
- Nhà sản xuất nổi tiếng Michael Choi nhận định gì về nền âm nhạc Việt Nam và quốc tế?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
source https://bloganchoi.com/luong-bao-giay-o-nhat-ban-giam-2-trieu-ban-moi-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét