Miền Bắc những ngày lạnh giá, mọi người thường ít ra ngoài ăn, thay vào đó, các bà nội trợ có xu hướng lựa chọn nấu ăn ở nhà hơn, quây quần bên gia đình ấm áp của mình hơn. Hôm nay, BlogAnChoi gợi ý cho mọi người làm món bánh đúc nóng ấm bụng đơn giản tại nhà.
Bánh đúc nóng – Món ăn tưởng không ngon mà ngon không tưởng
Được biết đến là một bánh dân dã truyền thống của người Việt Nam, bánh đúc là một món ăn rất đỗi thân thuộc trong văn hóa mà còn đi vào cả văn chương. Cũng nhờ mấy bát bánh đúc mà Tràng đã có vợ là Thị trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân. Có thể dễ dàng thấy hình ảnh bánh đúc mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Bánh đúc ở mỗi vùng miền được biến tấu, sáng tạo tạo ra nét riêng độc đáo. Miền Bắc và miền Trung, mọi người sử dụng bột gạo còn miền Nam sử dụng bột năng để nấu bánh đúc. Bánh đúc có nhiều loại như bánh đúc mặn, bánh đúc lạc, bánh đúc tàu,…tùy vào mỗi vùng. Vậy BlogAnChoi sẽ giới thiệu bạn món bánh đúc nóng cho các bạn tham khảo.
Nguyên liệu làm bánh đúc nóng
- 200 gram bột gạo tẻ
- 200 gram bột năng
- 300 gram thịt lợn xay
- 150 gram đường
- 100 gram rau mùi (ngò rí)
- 20 gram hành cũ tím
- 10 gram nấm hương
- 10 gram mộc nhĩ
- 200 ml nước lọc
- 100 ml nước mắm
- 60 ml dầu ăn
- 30 ml dầu mè
- 20 quả trứng cút
- 1 muỗng cafe muối
- 1 muỗng cafe tiêu
- 3 quả chanh
- Tỏi,ớt
- Chả quế (số lượng tùy ý)
*Khẩu phần dành cho 6 người ăn
Sơ chế nguyên liệu
- Luộc 20 quả trứng cút trong 7-10 phút rồi đem ngâm nước lạnh, bóc vỏ sạch để sang một bên.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm trong 5 phút với nước nóng đun sôi. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo nước
- Rửa sạch rau mùi, hành củ tím, tỏi, ớt
- Pha 200 gram bột gạo tẻ và bột năng cùng 1200 ml nước lọc và 1/2 muỗng cafe muối đã chuẩn bị sẵn. Dùng phới khuấy đều hỗn hợp đến khi tan hết bột, lọc qua rây để loại bỏ cặn, phần bột vón cục. Để bột nghỉ 1-1.5 giờ, thấy phần bột lắng xuống, múc ra hết phần nước trên mặt bỏ đi. Thêm 800 ml nước lọc khuấy đều.
Các bước làm bánh đúc nóng.
Bước 1: Khuấy bột
- Đầu tiên, bắc nồi nấu phần hỗn hợp bột đã hòa sẵn để ở lửa mức trung bình, dùng phới khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục, cháy đáy nồi. Sau tầm 2 phút, thấy hỗn hợp bột bắt đầu sệt đặc lại, vặn nhỏ lửa xuống.
- Khi thấy hỗn hợp đã rất đặc và bắt đầu ngả sang màu trắng đục, vặn lửa xuống mức thấp nhất, cho dầu ăn, dầu mè vào khuấy đều hỗn hợp.
- Tiếp tục khuấy đều tay hỗn hợp bột ở mức lửa nhỏ nhất trong 10 phút cho đến khi bột trong lại. Hỗn hợp bột lúc này sẽ dẻo quánh, nhưng khi nhấc phới lên thì bột đứt thành đoạn. Lúc này bột đã đạt, tắt bếp, hé mở nắp vung bánh.
Bước 2: Xào thịt, mộc nhĩ
- Chuyển sang phần topping ăn kèm bánh đúc nóng. Xào phần thịt xay với nấm hương và mộc nhĩ đã cắt nhỏ, nêm thêm gia vị vừa khẩu vị. Sau đó phim thơm củ hành tím đã thái sẵn, rồi đổ phần thịt xay với các loại nấm khô đã xào vào đảo đều.
- Pha phần nước mắm chua ngọt chan bánh đúc nóng theo tỷ lệ 1 đường : 1 nước : 1 chanh rồi đổ thêm từ từ nước mắm cho tới khi nước chan có độ mặn như mong muốn. Bỏ thêm rau mùi thái nhỏ và hành phi.
Thành phẩm và thưởng thức
Múc một phần bánh đúc ra bát, thêm phần thịt xào, trứng cút và chả quế, rắc thêm tiêu lên bánh, chan nước mắm chua ngọt vừa pha, kèm rau mùi thái nhỏ và bắt đầu thưởng thức.
Bảo quản bánh đúc trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày và ăn ngay sau khi nấu để giữ được vị ngon nhất của món ăn
II. Lời kết
Bánh đúc là một món bánh, một món ăn đơn giản, dễ làm tại nhà. Mọi người hãy vào bếp và nấu ngay bánh đúc nóng hổi cho gia đình mình ngay thôi nào! Hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để theo dõi nhiều món ăn mới nhé!
Mời bạn tham khảo thêm một số bài viết khác của BlogAnChoi tại đây:
- Công thức nấu món “gà kho” siêu ngon thay thế cho thịt kho tàu nhất định bạn phải biết!
- Nấu Lagu Gà cho cả nhà cùng thưởng thức – Món ngon mỗi ngày!
source https://bloganchoi.com/banh-duc-nong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét