Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Các loại trà có nhiều lợi ích tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe

Theo tác giả của cuốn sách “The Essential Guide to Healthy Healing Foods Paperback” cho biết: Trà là loại đồ uống từ thực vật có chứa chất chống oxy hóa là polyphenol đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về các loại trà và các lợi ích đáng quan tâm để tăng cường sức khỏe.

1. Giới thiệu đôi chút về trà và trà thảo mộc

Trà

Trà có nguồn gốc từ cây Camellia sinensis, bộ phận dùng của trà hầu như toàn cây (lá, búp, thân) tùy theo quy trình sản xuất như thời điểm thu hái, thời gian phơi khô hoặc lên men mà sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị cũng như các chất trong trà, do đó chúng ta sẽ có các loại trà khác nhau (trà xanh, trà đen, trà trắng, trà ô long, trà Phổ nhĩ). Trà được xem là đồ uống phổ biến thứ hai ở hầu hết các nước Cchâu Á.

Cây trà (chè) (Nguồn: Internet).
Cây trà (chè) (Nguồn: Internet).

Trà có chứa chất chống oxy hóa như EGCG giúp chống lại các gốc tự do nên hạn chế được các bệnh ung thư, bệnh tim và tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, trong trà còn có caffeine và theanine tác động đến não giúp tinh thần tỉnh táo và tập trung.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc là các loại trà có nguồn gốc từ hạt, hoa, trái cây, rễ, củ được ngâm trong nước nóng, nồng độ chất chống oxy hóa thấp hơn trà xanh, trà đen,…, Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trà thảo mộc hỗ trợ giấc ngủ và giảm cân, ngừa cảm lạnh.

Trà thảo mộc (Nguồn: Internet).
Trà thảo mộc (Nguồn: Internet).

2. Trà và các lợi ích đáng quan tâm

Lisa Boalt Richardson, giám đốc của “Viện Trà Thế giới” cho biết: “Không loại trà nào tốt hơn loại trà nào”, do mỗi loại trà đều có lợi ích khác nhau. Vì vậy, chúng ta cùng ngồi xuống nhâm nhi một ly trà và tìm hiểu về các loại trà cũng như các lợi ích đáng quan tâm để tăng cường sức khỏe.

Trà xanh

Trà xanh là thu hái lá trà non hoặc búp trà để héo nhẹ trong mát, rồi đem đi diệt men bằng nhiệt độ cao (sao chè) giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giữ cho trà có màu xanh và có hương thơm. Theo Amy Fischer (chuyên gia dinh dưỡng): Trà xanh, đặc biệt là matcha có chứa nhiều chất chống oxy hóa như L-theanine, catechin (nhiều nhất là EGCG có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim).

Trà xanh (Nguồn: Internet)
Trà xanh (Nguồn: Internet)

Trong một đánh giá được đăng trên “Diabetes and Metabolism Journal” cho rằng trà xanh giúp giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu uống 6 tách trà xanh mỗi ngày.

Nghiên cứu được đăng trên “Journal of Biological Chemistry” (08/2018) cho biết EGCG có thể phá vỡ các mảng protein tiềm ẩn trong mạch máu giúp hạn chế bệnh xơ vữa động mạch (nguy cơ gây đột quỵ), nếu uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm được 14% nguy cơ đột quỵ so với người không uống.

Trà đen

Do quá trình lá trà tiếp xúc lâu với không khí tạo ra theaflavin và thearubigin (2 loại polyphenol) làm cho lá trà chuyển sang đỏ hoặc nâu đậm, giúp cho trà có vị đậm đà và thơm ngon hơn. Tuy nhiên trà đen có nhiều caffein hơn trà xanh nên cần lưu ý khi sử dụng.

Trà đen (Nguồn: Internet).
Trà đen (Nguồn: Internet).

Một nghiên cứu được đăng trên “The Journal of Nutrition, Health & Aging” (01/2016) cho rằng sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi (đặc biệt là phụ nữ) nếu uống thường xuyên trà đen. Theaflavin có trong trà đen giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Trà Ô long

Trà Ô long là loại trà được oxy hóa một phần, hương vị và khả năng chống oxy hóa của trà thay đổi tùy thuộc vào mức độ bị oxy hóa. Richardson (giám đốc viện trà thế giới) cho biết: “Mức độ oxy hóa tối thiểu 10% thì sẽ giống trà xanh, lên đến 80% thì sẽ giống trà đen”. Nghiên cứu được đăng trên “British Journal of Nutrition” cho thấy sẽ giảm được mỡ máu có hại và giảm nguy cơ rối loạn lipid máu nếu uống mỗi ngày từ 3 tách trà Ô long trở lên.

Trà Ô long (Nguồn: Internet).
Trà Ô long (Nguồn: Internet).

Trà gừng

Gừng được dùng làm gia vị cũng như là một loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm buồn nôn, nôn hoặc đầy hơi (tác dụng của chất gingerol có trong gừng). Một nghiên cứu trên “National Library of Medicine” cho thấy gừng giúp giảm khoảng 40% triệu chứng buồn nôn sau hóa trị ở người lớn mắc bệnh ung thư. Cách dùng đơn giản: chỉ cần cắt vài lát gừng bỏ vào ly, thêm nước nóng, ủ vài phút là sẽ có ly trà thơm ngon.

Trà gừng (Nguồn: Internet).
Trà gừng (Nguồn: Internet).

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được lấy từ hoa của cúc La Mã (thuộc họ cúc) được biết đến là vị thuốc từ xa xưa. Hoa cúc không chứa caffein nhưng có chứa apigenin (hợp chất chống oxy hóa và giảm lo âu, giúp an thần) làm dịu thần kinh giúp ngủ ngon. Trà hoa cúc có chứa flavonoid giúp giảm đầy hơi, đau bụng hoặc buồn nôn, nên uống sau bữa ăn. Theo một đánh giá được đăng trên “Journal of Pharmacopuncture” (12/2019) cho biết trà hoa cúc có tác dụng chống viêm và an thần nhẹ nên có thể có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Trà hoa cúc (Nguồn: Internet).
Trà hoa cúc (Nguồn: Internet).

Trà bạc hà

Trà bạc hà giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm đầy hơi do tác dụng của tinh dầu bạc hà, có khả năng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi. Tuy nhiên cần lưu ý: trà bạc hà sẽ làm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng. Cũng như trà gừng và trà hoa cúc thì trà bạc hà không chứa caffein nên đó là đồ uống nhẹ thích hợp trước khi ngủ.

Trà bạc hà (Nguồn: Internet).
Trà bạc hà (Nguồn: Internet).

3. Tác dụng không mong muốn của trà đối với cơ thể

Trà chứa nhiều caffein giúp tỉnh táo tinh thần nhưng sẽ gây mất ngủ, gây nghiện nếu sử dụng lâu dài, tanin trong trà sẽ gây giảm hấp thu sắt (sắt là yếu tố quan trọng đối với tuần hoàn máu và não bộ), do đó cần lưu ý với những người bị thiếu sắt (nếu muốn uống trà thì uống sau bữa ăn và khoảng 700 ml mỗi ngày).

Một số bài viết có liên quan bạn có thể tham khảo:

Với những chia sẻ ở trên phần nào đã giúp bạn hiểu được trà và các lợi ích đáng quan tâm giúp tăng cường sức khỏe. Nếu bạn muốn biết thêm về các loại trà khác thì hãy bình luận phía dưới để BlogAnChoi chia sẻ cho bạn. Hãy theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhập nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Tài liệu tham khảo: EverydayHealth, ClevelandClinic



source https://bloganchoi.com/tra-loi-ich-tang-cuong-suc-khoe/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét