Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

Review phim Smile: Nụ cười có phải là biểu hiện của sự hạnh phúc?

Smile là bộ phim điện ảnh đầu tiên của đạo diễn Parker Finn được lấy cảm hứng từ phim ngắn Laura Hasn’t Slept của chính đạo diễn Parker ra mắt vào năm 2020. Hiện tại, Smile đang là hiện tượng phòng vé ở nước Mỹ với thành tích hơn 37 triệu đô doanh thu ở khắp các cụm rạp của Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, đây cũng đang là bộ phim ăn khách nhất trong những ngày đầu tháng 10 năm 2022. Hãy cùng BlogAnChoi đi nhanh qua những điểm thú vị đã làm nên cái hay của Smile.

Thông tin phim Smile

Review phim Smile: Nụ cười có phải là biểu hiện của sự hạnh phúc? ám ảnh bộ phim đạo diễn giật gân hoang tưởng kinh dị nỗi sợ phim PTSD sang chấn tâm lý Smile tâm lý Tự sát
Poster phim Smile (Ảnh: Internet)
  • Đạo diễn: Parker Finn
  • Thể loại: Kinh dị, tâm lý
  • Diễn viên: Sosie Bacon, Jessie T. Usher, Kyle Gallner,…
  • Thời lượng: 1h55’
  • Ngày khởi chiếu: 7/10/2022
  • IMDb: 6.9/10
  • Rotten tomatoes: 78% tươi

Nội dung chính phim Smile

Smile mở đầu với khung cảnh nữ bác sĩ tâm lý Rose Cotter đang cố gắng ra sức tâm sự và chữa lành những chấn thương tâm lý của các nạn nhân tại một bệnh viện tâm thần. Và nạn nhân đầu tiên trong phim của Rose là Carl, người mà liên tục nói mình sẽ chết, tất cả mọi người sẽ chết. Rose hỏi qua loa những câu hỏi thông thường và sau đó gọi người đưa Carl trở lại phòng bệnh. Bệnh nhân tiếp theo của cô là Laura, vẫn với cách bắt đầu quen thuộc cô muốn Laura cùng mình ngồi xuống chia sẻ về những gì đã diễn ra với Laura. Nhưng đột nhiên Laura trở nên mất kiểm soát và liên tục la hét khiến Rose phải gọi hỗ trợ khẩn cấp. Khi cô quay người lại thì Laura đã cầm trên tay một mảnh vỡ gốm và tự rạch cuống họng của mình trong khi vẫn nở nụ cười nhìn về phía Rose.

Laura nở nụ cười gây ám ảnh Rose trong khi tự rạch cổ họng của chính mình (Ảnh: Internet)
Laura nở nụ cười gây ám ảnh Rose trong khi tự rạch cổ họng của chính mình (Ảnh: Internet)

Cũng kể từ giây phút này Rose trở nên cực kỳ căng thẳng và liên tục nhìn thấy những thực thể siêu nhiên mà chỉ mình cô nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Cô cố gắng nói cho mọi người biết nhưng không một ai chịu nghe Rose. Kể cả người chị Holly và vị hôn phu sắp cưới Trevor cũng cho rằng cô đang quá hoang tưởng và cần đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý Madeline Northcott. Và thế là Rose quyết định tự mình tìm hiểu tất cả để chứng minh mình không bị điên và nhờ sự giúp đỡ của yêu cũ là cảnh sát, Rose đã phát hiện ra những sự thật kinh hoàng dẫn đến cái kết thú vị ở cuối phim làm bất ngờ tất cả người xem.

Rose - nhân vật chính của Smile hoảng loạn tột độ ở cuối phim (Ảnh: Internet)
Rose – nhân vật chính của Smile hoảng loạn tột độ ở cuối phim (Ảnh: Internet)

Trailer phim Smile

Nỗi sợ trong Smile

Điểm đặc biệt ở Smile khiến người xem thú vị là những pha jumpscare trong phim không hề dễ đoán. Không một hình ảnh ma quỷ cụ thể, Smile sẽ khiến bạn giật mình với những cú lia camera chuyển cảnh nhanh như cắt, hay những âm thanh của những hoạt động hàng ngày nhưng được tăng âm lượng lên đột ngột. Điều này khiến người xem như hóa thân thành nhân vật chính, vô cùng căng thẳng và lúc nào cũng phải đề phòng mọi thứ xung quanh dù đó là những điều hàng ngày mọi người vẫn hay làm như tiếng bật đèn, tiếng mở nắp hộp thức ăn, tiếng quẹt que diêm,…

Nỗi sợ bao trùm xung quanh các nhân vật trong Smile từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống (Ảnh: Internet)
Nỗi sợ bao trùm xung quanh các nhân vật trong Smile từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống (Ảnh: Internet)

Nỗi sợ trong Smile còn đến từ chính sự thờ ơ và quan tâm hời hợt bởi những người mà nhân vật chính tin tưởng nhất. Đó cũng chính xác là những điều mà bệnh nhân của Rose đã trải qua. Như ở đầu phim Laura có nói rằng Rose không hề nghe cô tâm sự, và Laura không bị điên. Đến lượt Rose, khi ai cũng cho rằng cô đang dần trở nên quá căng thẳng và điên loạn, Rose ra sức chứng minh nhưng không một ai quan tâm thật sự đến những gì mà cô đã trải qua ngoại trừ Joel.

Smile đặt ra câu hỏi liệu ta có đang thực sự chịu lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh (Ảnh: Internet)
Smile đặt ra câu hỏi liệu ta có đang thực sự chịu lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh (Ảnh: Internet)

Ám ảnh hậu chấn thương tâm lý (PTSD) là nỗi sợ chính của Smile, nó ảm ảnh các nhân vật liên quan và lây lan trong phim như một lời nguyền, theo nhận định của Rose. Nhưng khi xem phim bạn sẽ có cảm nhận nỗi sợ đó tồn tại trong tất cả chúng ta, từ Trevor, bác sĩ điều trị cho Rose, Joel, chị gái của Rose là Holly, vợ của vị tiến sĩ đã tự sát trước mặt Laura,… Điều này càng đẩy căng thẳng bộ phim lên tột đỉnh vì dường như tất cả nhân vật trong phim đều có thể trở nên bất ổn bất cứ lúc nào. Từ đó bộ phim cũng khơi dậy được nỗi ám ảnh của chính người xem khi tự liên tưởng với chính bản thân mình.

Cảm giác như mọi nhân vật trong Smile đều đang trải qua những ám ảnh của riêng mình (Ảnh: Internet)
Cảm giác như mọi nhân vật trong Smile đều đang trải qua những ám ảnh của riêng mình (Ảnh: Internet)

Thông điệp của đạo diễn Smile

Với nội dung chính và những gì diễn ra trong phim, đạo diễn Parker Finn không hề ẩn ý về những gì mà anh muốn truyền tải. Đó chính là những hậu quả mà Hậu chấn tâm lý (PTSD) đã đang và sẽ hủy hoại những nạn nhân của nó. Một số liệu dẫn ra ở Mỹ nói riêng cho thấy 6% dân số (khoảng 12 triệu người) sẽ mắc phải PTSD và cần đến những biện pháp can thiệp tâm lý để điều trị. Trong phim thì ta cảm giác như tất cả mọi nhân vật đều đã đang và có thể mắc phải PTSD. Như Rose và Holly bị ám ảnh về cái chết của người mẹ, Trevor ám ảnh về một cuộc sống hạnh phúc, Joel ám ảnh về mối tình đổ vỡ với Rose.

Smile còn đặt ra một câu hỏi lớn là có phải cười là biểu hiện của sự hạnh phúc? (Ảnh: Internet)
Smile còn đặt ra một câu hỏi lớn là có phải cười là biểu hiện của sự hạnh phúc? (Ảnh: Internet)

Những triệu chứng mà các nhân vật trong Smile khi bị dính lời nguyền cũng giống như những triệu chứng của một bệnh nhân PTSD ngoài đời thực. Rằng họ liên tục mơ về những điều đã ám ảnh họ, hay sự tội lỗi từ đó dẫn đến sự trốn tránh những giấc mơ bằng cách cố gắng ngủ càng ít. Tuy nhiên, lựa chọn cách trốn tránh chỉ càng làm họ trở nên hoang tưởng hơn do thiếu ngủ và não nạn nhân sẽ khiến họ càng trở nên bất ổn hơn. Theo như một nạn nhân trong Smile mô tả, cách duy nhất để chấm dứt lời nguyền là tử sát và truyền lại cho người khác hoặc giết một người nào đó có nhân chứng để nhân chứng chịu lời nguyền thay. Đây chính xác là những gì xảy ra với những nạn nhân của PTSD ngoài đời thực khi họ chọn cách tự kết liễu đời mình hoặc xả cơn tức giận lên đám đông bằng những cuộc thảm sát.

Rose tự mình tìm hiểu và phát hiện ra rất nhiều nạn nhân đã tự kết liễu đời mình trong Smile (Ảnh: Internet)
Rose tự mình tìm hiểu và phát hiện ra rất nhiều nạn nhân đã tự kết liễu đời mình trong Smile (Ảnh: Internet)

Cái kết của Smile: đâu mới thực sự là sự thật?

Vậy thì đâu là hướng giải quyết thỏa đáng cho mọi thứ? Rõ ràng các nạn nhân trong Smile đều tìm đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh và cả những chuyên viên tâm lý. Nhưng dường như mọi người ngay cả các chuyên viên tâm lý không thực sự muốn nghe và thấu hiểu những gì mà nạn nhân PTSD đã trải qua. Bằng sự quan tâm hời hợt và rập khuôn dường như mọi sự trợ giúp từ bên ngoài đều vô nghĩa đối với các nạn nhân trong Smile. Và đến cuối phim đạo diễn đã cho Smile kết thúc một cách kinh hoàng nhất, là kết cục tồi tệ nhất mà một nạn nhân PTSD phải chịu nếu không có sự giúp đỡ kịp thời.

Thế giới đảo lộn qua lăng kính có phần hoang tưởng của các nạn nhân trong Smile (Ảnh: Internet)
Thế giới đảo lộn qua lăng kính có phần hoang tưởng của các nạn nhân trong Smile (Ảnh: Internet)

Cũng có một tầng ý khác khi cho rằng chính lời nguyền trong Smile đã tách biệt các nạn nhân khỏi thực tại và đưa họ vào một giấc mơ không hồi kết. Vì liên tục trong phim những nhân vật khác liên tục gọi tên Rose nhưng đáp lại chỉ là sự điên dại và bất ổn ngày càng leo thang trong tâm trí cô. Điều này cũng cho thấy một khía cạnh khác của vấn đề khi đặt ra một câu hỏi là chúng ta có thực sự đang giúp được những nạn nhân của PTSD hay không và liệu nụ cười có là biểu hiện của sự bình thường.

Bất chấp sự giúp đỡ của những người thương yêu mình, Rose vẫn lựa chọn cách một mình đối mặt nỗi sợ trong Smile (Ảnh: Internet)
Bất chấp sự giúp đỡ của những người thương yêu mình, Rose vẫn lựa chọn cách một mình đối mặt nỗi sợ trong Smile (Ảnh: Internet)

Tạm kết

Với tất cả những ý nghĩa và giá trị phản ánh xã hội hiện thực của Smile, bộ phim hoàn toàn xứng đáng để bạn bỏ tiền ra rạp. Ngoài những trải nghiệm kinh dị thú vị, Smile còn khơi gợi những nỗi sợ ẩn sâu bên trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta phải dừng lại và tự đặt ra câu hỏi cho chính mình. Liệu chúng ta có thực sự đang hạnh phúc hay chỉ là vỏ bọc mà chính tâm trí chúng ta tạo ra? Liệu chúng ta có đang thực sự quan tâm và chia sẻ với những người thân của mình? Hãy cùng ra rạp xem Smile và tìm câu trả lời cho riêng bạn.

Smile hiện tại đã ra mắt tại Việt Nam và xứng đáng là bộ phim nên bỏ tiền ra rạp để trải nghiệm (Ảnh: Internet)
Smile hiện tại đã ra mắt tại Việt Nam và xứng đáng là bộ phim nên bỏ tiền ra rạp để trải nghiệm (Ảnh: Internet)

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để bạn không bỏ lỡ những thông tin về điện ảnh và giải trí trong và ngoài nước

Có thể bạn sẽ thích:



source https://bloganchoi.com/review-phim-smile/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét