Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của văn hóa K-Pop là các concept mà một nhóm nhạc theo đuổi. Đây là thứ mà mỗi nghệ sĩ phải liên tục thử nghiệm để tìm ra phong cách phù hợp nhất và không khiến khán giả nhàm chán. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem concept của các girlgroup K-pop thay đổi thế nào qua thời gian nhé.
Girl crush và những dark concept khác
Girl crush
Khái niệm girl crush bắt đầu xuất hiện trong gen2 của K-pop và được phát triển mạnh mẽ trong gen3 và gen4. Concept này chủ yếu dùng các màu tối như đỏ, đen, kim loại và và tím. Các girlgroup đi theo phong cách này muốn thể hiện sự mạnh mẽ với cách trang điểm đậm, trang phục và kiểu tóc phá cách.
Khái niệm girl crush nổi tiếng vì tông màu nữ quyền với đối tượng thu hút chủ yếu là các fan nẽ. Nhiều ca từ của concept girl crush nói về việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn và tự tin chiếm lĩnh thế giới bằng sự tài năng và sức hấp dẫn đặc biệt của riêng mình.
Dark concept
Dark concept cũng có những khía cạnh tương tự với girl crush khi tất cả đều nhằm thể hiện sức mạnh của các thành viên – đi kèm thêm yếu tố bí ẩn. Các yếu tố như đồ ren tối màu, trang điểm đậm và truyền thuyết kinh dị/bí ẩn là những điều đáng chú ý trong concept này. Khán giả yêu thích sự quyến rũ mang nét bí ẩn trong các plot-twist mà MV âm nhạc của họ mang lại.
Các concept khác: teen crush, retro, US-UK,…
Các concept trong ngành công nghiệp K-pop này phát triển và được biến tấu liên tục theo thời gian. Cùng với việc concept girl crush được khán giả yêu thích, những “concept con” như teen crush cũng nhanh chóng ra đời với mục tiêu nhắm đến là các fan nữ ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ngoài những concept nổi bật trên, chúng ta còn những phong cách độc đáo khác như như retro với “When We Disco” của SunMi, mùa hè với “Alcohol-Free” của TWICE), và tương lai/AI như concept của aespa.
Các concept độc đáo này được sử dụng như một điều bất ngờ trong một lần comeback cụ thể hoặc thay đổi dần tùy thuộc vào từng nhóm. Điều này đảm bảo sự hấp dẫn và mới mẻ với khản giả vì không ai có thể đoán trước được các girlgroup sẽ làm gì trong lần trở lại tiếp theo.
Các khái niệm thời thượng mới nhất: sự đơn giản và sự trỗi dậy của Y2K
Trong thế hệ girlgroup thứ 4, đã có một sự thay đổi trong xu hướng gần đây. Nhiều nhóm đã ra mắt mà không có concept (cho phép họ thay đổi tùy ý sau này) hoặc concept đơn giản.
Điều này không chỉ cho phép họ làm bất cứ điều gì họ muốn với mỗi lần trở lại mà còn thu hút được số lượng khán giả không giới hạn.
Xu hướng nổi bật nhất hiện nay là Y2K mà ITZY và TWICE sử dụng để tạo ra hình ảnh mới, trong khi các nhóm tân binh như NewJeans xây dựng hình tượng dựa trên nét thẩm mỹ và hoài cổ của những năm 2000. Điều này cho chúng ta thấy các concept được lặp đi lặp lại như một chu kỳ.
Phản ứng của người hâm mộ
Khi nhìn các xu hướng đã thay đổi trong những năm qua ở K-Pop, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt về độ phổ biến của các concept và phản ứng của người hâm mộ đối với chúng. Đây chính là yếu tố quan trọng mà các công ty quản lí quan tâm để tìm ra sự phù hợp cho màn ra mắt hoặc comeback của “gà nhà”.
Ví dụ như phần lớn các girlgroup K-pop gen2 đều theo đuổi concept dễ thương với hình ảnh “cô gái nhà bên” ngây thơ, trong sáng trong khi số lượng concept girl crush lại được mở rộng đáng kể trong thế hệ thứ 3 và thứ 4.
Trên thực tế, thị trường âm nhạc Hàn Quốc gen4 đã bội thực concept girl crush nên nhóm tân binh nữ CSR mới ra mắt gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý và yêu thích từ công chúng vì sử dụng hình ảnh tươi sáng gợi nhớ đến các đàn chị có phong cách ngọt ngào tương tự. Rõ ràng là khả năng nắm bắt tâm lí người hâm mộ đã giúp CSR có bước khởi đầu khá thuận lợi ngay khi debut dù chỉ đến từ một công ty vô danh.
Ngay cả các nghệ sĩ “tường thành” như TaeYeon của Girls’Generation cũng chăm chỉ làm mới hình ảnh nghệ thuật. Trong album comeback đầu năm, ca khúc chủ đề “INVU” có hình ảnh cực kì khác biệt với TaeYeon trong quá khứ nên SM không quá lạc quan với thành tích của cô. Tuy vậy ca khúc lại thành công rực rỡ và người hâm mộ cực kì yêu thích nữ ca sĩ trong concept “chiến binh thần thoại” đó.
Khi các concept phát triển thì khán giả được thu hút cũng vậy. Lúc đầu, các công ty K-Pop nhắm đến các mục tiêu nhất định như concept ngọt ngào thu hút fan nam giới và concept girl crush hấp dẫn nữ giới. Sau này khi độ tuổi của khán giả được trẻ hóa thì teen crush xuất hiện nhằm thâu tóm thị trường lứa tuổi học sinh.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều concept K-Pop có thể đáp ứng nhu cầu nghe nhạc của các khán giả trong mọi nhóm tuổi tác, giới tính sở thích. Ví dụ nhóm nhạc nữ NewJeans ra mắt năm 2022 cho biết âm nhạc của nhóm giống như một chiếc quần jean phù hợp với tất cả mọi người. Concept bất ngờ khi ra mắt của nhóm cũng nhận được nhiều lời khen ngợi và khiến NewJeans trở thành “tân binh quái vật” được săn đón bậc nhất hiện nay.
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 ca khúc B-side K-pop xứng đáng có được MV riêng ngay lập tức
- 11 ca khúc K-pop chứng minh 2022 là năm các cô gái thống trị làng giải trí Hàn Quốc
- Concept của các girlgroup K-pop thay đổi thế nào qua thời gian: Dễ thương, sexy hay girl crush? (Phần 1)
source https://bloganchoi.com/concept-cua-cac-girlgroup-k-pop-thay-doi-the-nao-qua-thoi-gian/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét