Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Tết Trung thu – lễ hội truyền thống của nhiều nước châu Á

Trung thu vốn là một lễ hội truyền thống lâu đời tại châu Á, đặc biệt là với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Theo thời gian, Trung thu dần trở thành “tết thiếu nhi”. Cùng với tết nguyên đán, Trung thu một trong những ngày lễ/hội cổ truyền quan trọng trong năm, là dịp gia đình quây quần, tụ hội bên nhau, là ngày trẻ con được thỏa thích vui chơi, rước đèn, phá cổ…

Nguồn gốc của tết Trung Thu

Tết Trung thu được tổ chức ở nhiều nước Châu Á gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ma Cao, Singapore, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Vào mỗi dịp rằm tháng 8 âm lịch, các nước lại nô nức tổ chức Trung thu theo những nét phong tục khác nhau. Vậy Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? Về câu hỏi này, mỗi dân tộc lại có những câu chuyện khác nhau…

Trung Quốc

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Đêm Trung thu lung linh với các loại đèn (Ảnh: Internet)

Ở Trung Quốc, câu chuyện về nguồn gốc của Tết Trung Thu thường gắn liền lịch sử thời nhà Đường. Câu chuyện nói về vẻ đẹp nàng Dương Quý Phi – một mỹ nhân đẹp như hoa thời bấy giờ. Cũng chính vì sắc đẹp vẹn toàn đã làm cho nhà vua Đường Huyền Tông đắm chìm trong tửu sắc mà bỏ bê triều hành.

Khi nhà Đường rơi vào loạn lạc, trước sự uy hiếp của quần thần, nhà vua đã hy sinh Dương Quý Phi để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc xót xa đấy làm động lòng các tiên nữ nên cứ vào rằm tháng tám, vua được lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về lại trần gian, Ông ban chiếu lệnh cho mọi người cứ đến ngày rằm tháng 8 hằng năm âm lịch thì sẽ tổ chức Tết Trung thu một lần để tưởng nhớ đến vị mỹ nhân thân yêu của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Nhiều người cho rằng Tết Trung thu xuất phát từ đời nhà Đường (Ảnh: Internet)

Một truyền thuyết khác được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với chuyện tình cảm động giữ Hằng Nga và Hậu Nghệ.

Thời xa xưa, bầu trời có 10 mặt trời, chúng gây ra hạn hán quanh năm, thiêu rụi cỏ cây, khiến cuộc sống người dân trở nên cực khổ. Một hôm, có một người tên là Hậu Nghệ xuất hiện cầm cung tên bắn rơi 9 mặt trời. Chỉ để lại một mặt trời để hàng ngày tỏa nắng và đem lại sự sống cho trái đất. Sau đó, Hậu Nghệ vô tình làm quen và kết hôn với người phụ nữ xinh đẹp tên là Hằng Nga. Để báo đáp công ơn, Hằng Nga ban cho anh một viên thuốc trường trường thọ để giúp anh thành thần.

Ảnh Hằng Nga và Thỏ Ngọc (Nguồn Internet)
Ảnh Hằng Nga và Thỏ Ngọc (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, vì muốn sống ở trần gian bên người vợ của mình nên đã cất giấu thuốc trong hòm. Sự việc truyền đến tai Bàng Môn – một học trò của Hậu Nghệ. Hắn nảy sinh trộm cắp viên thuốc. Tranh thủ Hậu Nghệ đi săn, học trò đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc cho hắn. Vì sát khí hắn khá lớn nên Hằng Nga đành nuốt trọn viên thuốc và chết hóa thành tiên.

Thương xót cho người vợ hiền, cứ vào dịp trăng tròn vào mùa thu, Hậu Nghệ bày ra mâm cỗ thịnh soạn với những món vợ thích hy vọng nàng có thể trông thấy từ cung trăng đồng thời gửi gắm mong ước đoàn viên, sum vầy với thê tử thông qua những món bánh Trung thu tròn trịa, xinh đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Mâm cỗ Trung thu (Ảnh: Internet)

Việt Nam

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Trung thu lễ hội truyền thống được nhiều trẻ em yêu thích (Ảnh: Internet)

Nguồn gốc của Tết Trung thu tại Việt Nam gắn liền với câu chuyện chú Cuội “ngồi gốc cây đa” được biết bao thế hệ truyền tai nhau. Truyện rằng:

Ngày xưa ở một vùng quê nọ, có một chàng trai tên là Cuội. Một hôm vào rừng, chàng vô tình gặp hổ con, chúng tức giận xông đến. Vì không tìm được chỗ tránh, chàng đành vung rìu liều mạng với hổ. Hổ con còn non nên thua sức, bị Cuội chém bị thương. Vừa lúc đó, hổ mẹ về đến nơi. Cuội bỏ lại rìu và trốn trên cây. Hổ mẹ đớp một ít lá trên cây đa cứu cho con. Hổ con vẫy đuôi hồi tỉnh và cùng mẹ đi chỗ khác.

Thấy chuyện kì lạ, chàng tìm đến bụi cây, đào gốc mang về hành y cứu người. Từ đó danh tiếng Cuội vang vọng khắp nơi và được nhiều người tôn kính.

Phúc chưa được bao lâu thì họa ập đến, vợ Cuội bị ám hại. Chàng cố gắng dùng dược thần của cây để cứu vợ. Thế nhưng sau khi tỉnh dậy thì trí óc của vợ chàng đã không còn minh mẫn như trước nữa. Trong một lần Cuội vắng nhà vì quên lời dặn nên đã vô tình tưới luôn “nước giải” cho cây đa. Khi tưới xong ai ngờ cây đa bỗng chốc lung lay, lôi cả rễ và bay về trời, Cuội mới về, thấy thế hoảng hốt cố gắng bám rễ để níu kéo cây đa lại nhưng cây đa đã kéo cuội lên và đi cùng về cung trăng. Vào rằm tháng tám hằng năm thì trăng sáng vành vạnh cho mọi người thấy được chú Cuội đang ngồi gốc cây đa.

Hình ảnh chú Cuội gắn liền với ngày Tết Trung thu của người Việt (ảnh: internet)
Hình ảnh chú Cuội gắn liền với ngày Tết Trung thu của người Việt (ảnh: internet)

Dưới góc nhìn khoa học

Trong các nhà nghiên cứu, Tết trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước ở các nước Châu Á. Người Trung Quốc cho rằng chúng được xuất phát từ thời Xuân- Thu khi các nhà khảo cổ học tìm thấy một vài tài liệu cổ có nhắc đến ngày lễ này tại các đồng bằng ở phía Nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Dấu tích của ngày lễ Trung Thu được tìm thấy trên hoa văn trống Đồng Ngọc Lũ. Thêm vào đó, theo chính sử vào thời nhà Lý (năm 1121) có ghi Tết Trung thu là một lễ truyền thống diễn ra tại kinh thành Thăng Long. Vào đúng ngày này, người dân được vui chơi, nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui ngắm trăng sau kỳ thu hoạch được vụ.

Ảnh trống đồng Ngọc Lũ (Nguồn Internet)
Trống đồng Ngọc Lũ (Ảnh: Internet)

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Trải qua rất nhiều năm từ thuở lập quốc cho tới tận bây giờ, Tết Trung thu mang luôn là lễ hội quan trọng trong năm. Đối với trẻ nhỏ, Trung thu là một ngày hội để vui chơi rất nhiều hoạt động truyền thống như rước đèn lồng, phá cỗ, xem múa lân, văn nghệ,… Đặc biệt, khoảnh khắc trăng tròn vành vạnh giữa trời thu thực sự là thời điểm thiêng liêng đối với nhiều người, trăng tròn sẽ thể hiện sự sum vầy, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình với nhau, là viên mãn, hạnh phúc.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Trung thu náo nhiệt với rất nhiều hoạt động vui chơi (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, Tết Trung Thu có một ý nghĩa to lớn đối với đất nước nông nghiệp. Cứ đến ngày rằm tháng tám là trời đất êm dịu, khí hậu mát mẻ, ánh trăng rọi xuống từng cảnh vật dưới màn đêm, mọi người có thể thảnh thơi ngắm cảnh và hòa nhịp cùng với thiên nhiên.

Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên nhé!



source https://bloganchoi.com/tet-trung-thu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét