Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

8 cách làn da phản ánh sự căng thẳng của bạn và cách bảo vệ da mà bạn nên biết

Căng thẳng có thể tự biểu hiện thông qua các tình trạng da như mụn trứng cá, mẩn đỏ, viêm nhiễm,… Vậy làm thế nào bạn có thể bảo vệ da và làm dịu làn da khỏi sự căng thẳng?

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Khi da xuất hiện vấn đề khác thường, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không ở trong trạng thái tốt.

Mặc dù serum dưỡng ẩm hay các loại mặt nạ giấy được xem như sự cứu cánh khẩn cấp cho làn da và là một bước không thể thiếu trong chu trình dưỡng da nhưng việc xây dựng một thói quen lành mạnh có thể giải tỏa căng thẳng cho cả cơ thể cũng như làn da của bạn.

8 cách làn da phản ánh sự căng thẳng của bạn và cách bảo vệ da mà bạn nên biết Bảo vệ bảo vệ da bong tróc Căng thẳng da dầu da kích ứng da nhạy cảm hàng rào bảo vệ da kích ứng làn da mặt trời móng tay Mụn Mụn trứng cá nếp nhăn nhạy cảm quầng thâm quầng thâm mắt rụng tóc sản xuất thâm mắt
Trạng thái của làn da có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể (Ảnh: Internet)

Trong khi mối tương quan giữa căng thẳng và làn da đã được biết đến từ thời cổ đại thì các nghiên cứu chính thức về mối quan hệ này chỉ mới có từ hai thập kỷ gần đây. Sự gia tăng cortisol có thể làm xáo trộn các tín hiệu thần kinh mà não bộ gửi đến các cơ quan, gây ra các tình trạng như phát ban hay hình thành nhiều nếp nhăn.

Trên thực tế, chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm chăm sóc da của bạn có thể gây ra các vấn đề về da. Thế nhưng, căng thẳng vẫn được xem là mối nguy cơ tiềm ẩn – đặc biệt nếu phát ban xuất hiện không rõ nguyên nhân hoặc phát ban kéo dài.

Nhiều nghiên cứu đã nêu ra tám minh chứng cho thấy căng thẳng về tinh thần, thể chất và nội tiết tố sẽ thay đổi làn da của bạn. Nhưng quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng cho bạn biết bạn có thể làm gì với nó.

1. Căng thẳng do ánh nắng mặt trời

Trước khi cân nhắc đến sự ảnh hưởng của các yếu tố từ bên trong cơ thể, ta có thể dễ dàng bắt gặp một yếu tố tồn tại từ môi trường ngoài luôn trực chờ để “tấn công” làn da, đó chính là bức xa mặt trời hay tia UV, tia cực tím. Tiếp xúc thường xuyên với tia UV có thể khiến cho một số yếu tố tiền ung thư phát triển thành ung thư thực sự. Cho dù dưới dạng ánh sáng mặt trời tự nhiên hay nhân tạo, tác động tiêu cực của tia cực tím sẽ huy động các tế bào máu tập trung tại vùng thương tổn để sửa chữa nó. Điều này biểu hiện trên da dưới tình trạng cháy nắng.

Bảo vệ da khỏi tình trạng cháy nắng (Ảnh: Internet)
Cháy nắng là tình trạng thường thấy khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Ảnh: Internet)

Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tia cực tím có thể dẫn đến các vết thâm đen, nốt ruồi và thậm chí là ung thư da. Cách tốt nhất để chống lại tia UV và căng thẳng do ánh nắng mặt trời là thoa kem chống nắng vào mỗi buổi sáng.

Ngoài kem chống nắng, bạn cũng có thể chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách bảo vệ cơ thể từ bên trong. Nghiên cứu chỉ ra rằng, một số chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời một cách tự nhiên. Limonene, một chất hóa học có nguồn gốc từ vỏ cam quýt, là một trong số đó. Nó đã được nghiên cứu để sử dụng trong các loại thuốc phòng chống ung thư. Ăn vỏ cam quýt cũng có thể chống nắng.

Trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C (như dâu tây và lựu) có khả năng bảo vệ tế bào da của bạn khỏi tác hại của các gốc tự do do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng ăn những thực phẩm này không thay thế việc thoa kem chống nắng. Do đó, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng để có thể bảo vệ da hiệu quả nhất có thể.

2. Da bị viêm và kích ứng

Phát ban, bệnh vẩy nến, bệnh chàm, viêm da và mụn trứng cá đỏ,..thường là kết quả của tình trạng viêm. Thế nhưng, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi não của bạn hoạt động quá mức, nó thực sự có thể làm giảm khả năng bảo vệ của da. Nói cách khác, căng thẳng khiến làn da của bạn khó điều tiết và cân bằng hơn. Không có gì ngạc nhiên khi làn da của bạn kích ứng trầm trọng hơn trong một tuần mất ngủ hoặc sau một cuộc tranh cãi căng thẳng.

Da bị viêm sẽ dễ kích ứng hơn (Ảnh: Internet)
Da bị viêm sẽ dễ kích ứng hơn khi căng thẳng (Ảnh: Internet)

Viêm cũng có thể gây ra mụn trứng cá. Nhưng hãy nhớ rằng, một số tình trạng da như bệnh rosacea (chứng ửng đỏ) cũng có thể giống như mụn trứng cá. Chính vì thế, bạn cần lưu ý sự khác biệt của các triệu chứng trước khi điều để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết phù hợp nhất

Loại bỏ viêm da do căng thẳng một cách tận gốc đòi hỏi phải loại bỏ được nguyên nhân. Tìm ra lý do chính xác đằng sau sự căng thẳng của bạn có vẻ khó khăn, nhưng vẫn có cách để kìm hãm sự bùng nổ stress bằng thức ăn, tập thể dục hoặc liệu pháp chuyên nghiệp.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Thực hành quản lý căng thẳng dài hạn, chẳng hạn như thiền hoặc yoga.
  • Tránh thức ăn nhanh và chất làm ngọt.
  • Chọn trái cây thay vì chất ngọt nhân tạo, dầu ô liu thay vì bơ thực vật, và cá hơn là thịt đỏ.

3. Tăng sản xuất dầu và mụn trứng cá

Căng thẳng có liên quan nhiều đến mụn trứng cá, đặc biệt là đối với phụ nữ. Căng thẳng làm rối loạn các tín hiệu thần kinh, gây ra sự mất cân bằng hormone và các chất hóa học làm tăng sản xuất dầu.

Mặc dù rất khó để loại bỏ hoàn toàn stress ra khỏi cơ thể nhưng có nhiều cách để khắc phục nó. Hãy thử những thói quen giải tỏa căng thẳng như tập thể dục, thiền để tăng khả năng thích ứng của cơ thể.

Mụn trứng cá và da tiết nhiều dầu hơn khi bị kích ứng (Ảnh: Internet)
Mụn trứng cá và da tiết nhiều dầu hơn khi bị kích ứng (Ảnh: Internet)

Và hầu hết mụn trứng cá cũng phản ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ. Thành phần trong các sản phẩm trị mụn được yêu thích nhất thường là Axit Beta-hydroxy được gọi là Axit Salicylic. Hóa chất hòa tan trong dầu này thâm nhập vào lỗ chân lông cực kỳ tốt để thông thoáng và làm sạch. Thế nhưng, Axit Salicylic cũng có những hạn chế nhất định. Nồng độ Axit Salicylic quá cao có thể làm khô và thậm chí gây kích ứng da của bạn.

4. Da đầu bị bết dính, rụng tóc và móng tay bị bong tróc

Bạn đã bao giờ vô thức giật tóc, cắn móng tay hoặc chọn cả hai? Điều này có thể là do hormone căng thẳng, cortisol, kích hoạt phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy của cơ thể bạn.

Da đầu cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng (Ảnh: Internet)
Da đầu cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trước khi xác nhận tình trạng da đầu bị bết dính, rụng tóc và móng tay bị bong tróc là do căng thẳng, bạn nên kiểm tra với bác sĩ da liễu để loại trừ các vấn đề tiềm ẩn khác như bệnh chàm, vẩy nến, nấm da dầu hoặc đơn giản là thiếu dinh dưỡng,…

Trong thời gian này, không nên tắm nước quá nóng để tránh gây tổn thương cho da. Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể thao cũng là biện pháp tốt khi gặp vấn đề này.

5. Da mỏng hơn, nhạy cảm hơn

Da có thể mỏng hơn trong trường hợp mức độ cortisol (hormone chống stress) cao bất thường. Cortisol dẫn đến sự phân hủy các protein ở da, có thể khiến da trông gần như mỏng như tờ giấy, dễ bị bầm tím và rách.

Da mỏng hơn khi ở trong tình trạng stress (Ảnh: Internet)
Da mỏng hơn khi ở trong tình trạng stress (Ảnh: Internet)

Da mỏng là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất trong hội chứng Cushing. Đây là một hội chứng liên quan đến rối loạn cortisol trong cơ thể gây ra một loạt triệu chứng như kém sử dụng glucose, yếu cơ và suy giảm miễn dịch.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị hội chứng Cushing, hãy hẹn gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có được kê đơn có thể kiểm soát mức độ cortisol.

6. Vết thương lâu lành

Khi đối mặt với căng thẳng nghiêm trọng, lớp biểu bì của bạn có thể nhanh chóng bị suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các mầm bệnh từ môi trường. Điều này cũng làm chậm khả năng chữa lành vết thương, sẹo và mụn trứng cá tự nhiên của da.

Vết thương chậm lành do lớp biểu bì bị suy yếu (Ảnh: Internet)
Vết thương chậm lành do lớp biểu bì bị suy yếu (Ảnh: Internet)

Để sửa chữa hàng rào bảo vệ da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có Glycerin và Axit Hyaluronic. Các biện pháp mà bạn sử dụng để chống lại ánh nắng mặt trời cũng nên được áp dụng ở đây. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C có thể dưỡng da từ bên trong.

Ngoài việc giữ đủ nước cho da từ bên trong (thông qua việc tiêu thụ nước), hãy tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm có thành phần kẽm và dầu hạt lanh. Những thành phần này được chứng minh là giúp giữ ẩm cho làn da của bạn và cung cấp một liệu pháp chữa lành để chữa lành vết thương.

7. Mỏi mắt và nhiều quầng thâm hơn

(Ảnh: Internet)
Quầng thâm là cách biểu hiện tình trạng căng thẳng (Ảnh: Internet)

Cơ thể chúng ta điều tiết hormone adrenaline theo chu kỳ liên tục khi ở tình trạng căng thẳng, kể cả vào ban đêm. Hãy thử các thói quen như thiền, yoga, máy khuếch tán tinh dầu để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Đối với các chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ và ngưng thở khi ngủ, tinh dầu và thuốc melatonin có thể hoạt động như những biện pháp khắc phục đáng tin cậy hơn.

8. Nếp nhăn nhiều hơn

Nếp nhăn như một bằng chứng vĩnh viễn của tình trạng căng thẳng kéo dài. Vậy, bạn phải làm gì về nó? Bạn có thể thử tập yoga. Được cho là an toàn hơn tiêm botox, yoga mặt có thể mang đến kết quả tương tự.

(Ảnh: Internet)
Nếp nhăn là bằng chứng tồn tại vĩnh viễn cho tình trạng căng thẳng của chúng ta (Ảnh: Internet)

Khi tập yoga mặt hoặc massage mặt, bạn cần chú ý vào trán, lông mày và đường viền hàm,… Các bài tập này có thể chống lại sự hình thành nếp nhăn và mang lại làn da linh hoạt và đàn hồi.

Để được hỗ trợ thêm, việc chườm mặt bằng con lăn ngọc làm lạnh sẽ kích hoạt hệ thống bạch huyết, điều này cũng có thể làm giảm bọng mắt và sự xuất hiện của tổn thương do căng thẳng trên da.

Làm thế nào để chấm dứt vòng xoắn căng thẳng ?

Mỗi người đều có mức độ và biểu hiện của căng thẳng khác nhau. Thay vì so sánh mức độ căng thẳng với những người khác để đánh giá xem mức độ căng thẳng của bạn có “tệ đến mức đó” hay không, hãy chọn quan tâm đến bản thân khi bạn cần.

Mặc dù rất khó để kiểm soát hay điều trị tận gốc căng thẳng, thế nhưng ta có thể kiểm soát bản thân khi đối mặt với căng thẳng. Thả lỏng, tập thể thao, ăn uống lành mạnh, tìm người chia sẻ, tham gia các hoạt động giải trí,…và thậm chí tập trung chăm sóc làn da cũng có thể làm giảm tình trạng căng thẳng trong cơ thể. Trên hết, giữ một tinh thần lạc quan, một thái độ tích cực chính là biện pháp tốt nhất khi đối mặt với stress.

Hãy theo dõi BlogAnChoi để hiểu thêm nhiều mẹo làm đẹp nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:



source https://bloganchoi.com/lan-da-phan-anh-su-cang-thang-cua-ban-va-cach-bao-ve-da/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét