Trẻ em thường thích thú và bị thu hút bởi các loài động vật, nhiều trẻ thậm chí còn muốn đưa chúng về nhà nuôi dưỡng. Thế nhưng, không phải thú cưng nào cũng an toàn cho trẻ nhỏ, dưới đây là một số thông tin về thú cưng giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất khi trẻ muốn một có một “người bạn động vật”.
1. Chó
Chó là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các hộ gia đình trên khắp thế giới. Chúng được nhiều người yêu thích vì độ dễ thương, sự thông minh và lòng trung thành.
Ưu và nhược điểm khi nuôi chó:
- Ưu điểm: Chó rất hiền lành và đáng yêu, chúng dễ dàng trở thành người bạn đồng hành với bé. Nuôi chó có thể thúc đẩy con bạn ra ngoài chơi nhiều hơn vì chó là loài thích vận động. Chó cực kì trung thành với chủ.
- Nhược điểm: Chó là vật nuôi cần được nuôi dưỡng, dạy bảo cực kỳ nghiêm khắc. Tuy đáng yêu, hiền lành, nghịch ngợm là vậy nhưng nó có thể vô tình gây nguy hiểm với chủ hoặc người mà nó không thích
2. Mèo
Cùng với chó, mèo cũng là thú cưng được chọn nuôi nhiều nhất trong gia đình. Mèo dễ dàng hòa nhập với các thành viên trong gia đình.
Ưu và nhược của nuôi mèo:
- Ưu điểm: Mèo thường trầm tính và khá “lười nhác”, kích thước nhỏ cũng khiến chúng an toàn hơn đối với trẻ nhỏ.
- Nhược điểm: Mèo được cho là sinh vật độc lập – không giống như chó, mèo không phải lúc nào cũng trung thành với chủ nhân mà thỉnh thoảng có thể bỏ chạy khi thấy không an toàn. Lông mèo khiến trẻ bị dị ứng nhiều hơn là lông chó, mèo có tâm trạng thất thường và hay phòng thủ khi cảm nhận được nguy hiểm, có thể trả đũa nếu chúng bị quấy rầy.
3. Chim
Những chú chim không chỉ có màu sắc sặc sỡ và đẹp mắt mà chúng còn mang lại những âm thanh vui tai cho trẻ và gia đình.
Ưu và nhược điểm khi nuôi chim:
- Ưu điểm: Kích thước nhỏ, tính tình khá hiền lành và việc thường xuyên ở trong lồng là ưu điểm khi nuôi chim. Bạn sẽ không quá lo lắng về việc con vật sẽ tấn công trẻ nhỏ.
- Nhược điểm: Chim dễ bay đi nếu không nuôi nhốt cẩn thận. Ngoài ra, việc vệ sinh lồng chim thường xuyên cũng khá mất thời gian.
4. Cá cảnh
Các loài cá nhỏ đầy màu sắc cũng là lựa chọn được nhiều gia đình yêu thích khi tìm kiếm thú cưng.
Ưu và nhược điểm khi quyết định nuôi cá:
- Ưu điểm: Cá thường “xinh đẹp” và thân thiện nên sẽ an toàn cho trẻ nhỏ. Việc nuôi cá và chăm sóc cá cũng không mất quá nhiều thời gian và diện tích trong căn nhà của bạn. Đặc biệt, cá không gây ồn ào, không phá phách và làm rối loạn không gian của gia đình bạn.
- Nhược điểm: Cá cần nuôi trong bể nên trẻ không thể tiếp xúc thân thiết với chúng. Khi nuôi cá, bạn cần cho ăn đúng liều lượng, thay nước thường xuyên để cá phát triển bình thường. Ngoài ra, môi trường nuôi cá khá đặc biệt, bạn cần trông trẻ cẩn thận vì nước và thủy tinh chưa bao giờ hết nguy hiểm với trẻ nhỏ.
5. Hamster
Là một vật nuôi nhỏ bé và không kém phần thú vị, hamster hiếm khi bị cạn kiệt năng lượng. Đây cũng là vật nuôi thường thấy trong gia đình.
Ưu và nhược điểm khi nuôi Hamster:
- Ưu điểm: Vẻ ngoài dễ thương, thân hình nhỏ nhắn là những điểm cộng lớn của loài vật này.
- Nhược điểm: Không yếu ớt nhưng hamster lại dễ hoảng sợ và thường “ra đi” vì điều đó. Nuôi hamster cần thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi vì nó khá nhanh bẩn và có mùi. Điều đó chiếm mất không ít thời gian của người nuôi.
6. Thỏ
Thỏ là vật nuôi phổ biến trong nhiều hộ gia đình. Đây cũng là người bạn mà trẻ con cực kỳ yêu thích.
Ưu và nhược điểm khi nuôi thỏ:
- Ưu điểm: Ngoại hình đáng yêu, kích thước vừa phải, tính tình hiền lành là những điểm cộng lớn để lựa chọn thỏ làm bạn với các bé.
- Nhược điểm: Thỏ khá yếu ớt nên cần dịu dàng khi chăm sóc và vui chơi cùng. Ngoài ra, thỏ đi vệ sinh rất hôi, bạn phải dọn dẹp thường xuyên để giữ nhà cửa luôn thơm tho, sạch sẽ.
7. Rùa
Con vật cưng này có thể trở thành thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình bạn vì chúng có tuổi thọ sống rất lâu.
Ưu và nhược điểm của rùa:
- Ưu điểm: Rùa là sinh vật điềm tĩnh, hiền lành không có nhiều “vũ khí” để “tấn công”. Điều này sẽ giúp các bé an toàn hơn khi chơi đùa và chăm sóc với thú cưng này.
- Nhược điểm: Nếu con bạn còn quá nhỏ, tránh nuôi rùa vì chúng được biết là loài có khả năng lây lan vi khuẩn salmonella.
Làm bạn với thú cưng sẽ góp phần vào việc giúp các bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, để an toàn cho trẻ, bạn cần thực hiện việc tiêm ngừa, vệ sinh, chăm sóc thú cưng và luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
- Bạn yêu động vật nhưng lại không thể nuôi thú cưng, phải làm sao?
- 10 quán cafe động vật “cute siêu cấp” ở Tokyo cho bạn vui đùa thả ga cùng thú cưng!
- Những “hòn đảo xanh” trên bầu trời Tokyo: 7 khu vườn sân thượng tuyệt đẹp phải ghé thăm khi du lịch Nhật Bản
Hãy theo dõi BlogAnChoi để có nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!
source https://bloganchoi.com/thu-cung-tot-nhat-nen-can-nhac-cho-con-ban/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét