RA, hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp, là một bệnh lý mãn tính xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể. Nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể tiến triển nặng, gây hại cho xương khớp hoặc dẫn đến viêm nhiễm ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể như viêm màng phổi, xơ phổi, ho dai dẳng, khó thở, viêm củng mạc mắt, đỏ mắt, đau và khô mắt…
Các triệu chứng đầu tiên của RA
Đôi khi, RA có thể rất khó phát hiện. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn và biến mất. Ngoài ra, không phải người nào cũng có triệu chứng giống nhau. Một vài triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất bao gồm:
- Đau/sưng/cứng khớp, đặc biệt là khớp cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân của bạn
- Cảm giác khó chịu duy trì trong ít nhất 6 tuần
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
Hiện tại, chưa có một loại xét nghiệm nào giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác 100%. Trong giai đoạn đầu, RA có thể có biểu hiện giống với một số bệnh khác như: Lupus, hội chứng Sjogren, viêm khớp vảy nến, viêm khớp lyme, viêm xương khớp…
Đó là lý do tại sao khi nhận thấy những cơn đau khớp xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để họ có thể dựa theo nhiều yếu tố mà chuẩn đoán một cách chính xác nhất.
Các phương pháp chẩn đoán RA
Dưới đây là điều bác sĩ thường làm để chẩn đoán và giải quyết những cơn đau khớp của bạn:
- Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình: Các bác sĩ thường sẽ hỏi về những bệnh lý mà bạn và người thân trong gia đình đã từng mắc để làm cơ sở chẩn đoán bệnh. Nếu có ai đó trong gia đình đã từng bị RA, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Kiểm tra trực tiếp: Với một vài thao tác nghiệp vụ, các sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khớp của bạn để xem mức độ bị sưng, đau và phạm vi cử động
- Xét nghiệm máu: Nghe có vẻ không liên quan nhưng việc xét nghiệp máu sẽ giúp tìm kiếm một số loại protein nhất định, xuất hiện trong máu khi bạn mắc viêm khớp dạng thấp RA. Vì những protein xác định nhầm mục tiêu tấn công là các tế bào khỏe mạnh nên quá trình viêm mới bắt đầu. Vì vậy, khi kết quả xét nghiệm trả về với nồng độ những protein trên cao hơn mức cân bằng có nghĩa là cơ thể bạn đang bị viêm. Cụ thể:
- Yếu tố dạng thấp (RF): cao trên 20u/ml
- Anti-CCP: cao trên 20u/ml
- ANA (hoặc kháng thể nhân) cho kết quả dương tính
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị RA đều có những protein này. Ngoài ra, còn một số xét nghiệm máu khác có thể được thực hiện bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ: Giúp phát hiện tình trạng thiếu máu thường gặp khi mắc RA. Trong đó, các chỉ số cân bằng thường là:
- Bạch cầu: 4,8-10,8
- Hồng cầu: 4,7-6,1
- Hemoglobin: 14,0-18,0
- Hematocrit: 42-52
- Tiểu cầu: 150-450
- Tốc độ lắng của tế bào máu: Đo tốc độ các tế bào hồng cầu kết tụ và rơi xuống đáy ống thủy tinh trong vòng một giờ. Mức bình thường giao động trong phạm vi:
- Nam giới dưới 50 tuổi: 0-15 mm/h
- Nam giới trên 50 tuổi: 0-20 mm/h
- Phụ nữ dưới 50 tuổi: 0-20 mm/h
- Phụ nữ trên 50 tuổi: 0-30 mm/h
- Protein phản ứng C: Xét nghiệm này giúp đo nồng độ protein mà gan của bạn tạo ra khi bị viêm. Kết quả khác nhau ở mỗi người và thậm chí là khác nhau khi đo ở phòng thí nghiệm này với phòng thí nghiệm khác. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả bình thường luôn nhỏ hơn 1,0.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo dõi sự tiến triển của bệnh qua thời gian.
- Chụp X-quang phát hiện các tổn thương đã hình thành và mức độ nghiêm trọng. (mặc dù tổn thương thường không xuất hiện sớm).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm cho hình ảnh chi tiết hơn về khớp của bạn. Những kết quả thu về thường không được sử dụng để chẩn đoán RA, nhưng chúng có thể giúp các bác sĩ phát hiện dấu hiệu sớm.
Một số bệnh lý khác có biểu hiện tương tự
Như đã nói ở trên, các triệu chứng của bệnh RA khá giống với một số căn bệnh viêm khớp khác. Cụ thể là:
- Viêm khớp do virus: Rubella, parvovirus, viêm gan B và C có thể dẫn đến các triệu chứng viêm khớp ngắn hạn giống như RA.
- Bệnh thấp khớp Palindromic: là loại viêm khớp định hiếm gặp, gây ra những cơn đau thành từng đợt và sưng khớp. Lâu dần có thể biến chuyển thành RA, lupus và các bệnh tương tự
- Đau đa cơ do thấp khớp: Tình trạng này phổ biến khi ở độ tuổi ngoài 50. Nó thường ít gây đau hơn RA và ảnh hưởng chủ yếu đến vai và hông.
Làm thế nào khi được chẩn đoán mắc RA
Đừng hoảng sợ nếu bạn biết mình bị viêm khớp dạng thấp RA. Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm, nhưng phần lớn các bệnh nhân đều có thể sống “hòa thuận” với căn bệnh tai quái này. Dưới đây là những phương pháp mà các bác sĩ khuyên bạn nên dùng để kiểm soát và làm dịu các triệu chứng bệnh.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid và thuốc đặc trị, tất cả đều cần được các bác sĩ kê đơn trước khi dùng.
- Giảm “căng thẳng” cho khớp của bạn: Việc giảm cân hoặc giữ mức cân nặng tiêu chuẩn là cách tốt nhất giúp giảm áp lực lên các khớp của bạn. Bạn cũng nên dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn sau những lần vận động trong ngày. Ngoài ra, một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng vô cùng hữu ích trong việc giảm cơn đau do RA gây ra. Nếu bạn bị đau phần thân dưới, hãy xem xét đến việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp khớp của bạn đã bị tổn thương nặng và những cơn đau kéo dài, có thể các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật.
Xem thêm lời khuyên của bác sĩ về bệnh viêm khớp dạng thấp tại đây:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên BlogAnChoi như:
- 10 cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nhức của bệnh viêm khớp dạng thấp
- 7 loại trái cây tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp giảm viêm đau nhức hiệu quả
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị nhé
source https://bloganchoi.com/viem-khop-dang-thap-ra/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét