Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Khám phá Đại Nội Kinh thành Huế – Biểu tượng của vùng đất cố đô

Nhắc đến Huế chắc hẳn ai cũng biết đến Đại Nội – Kinh thành Huế. Người ta đến với Huế không chỉ đắm chìm vào khung cảnh nên thơ của xứ Huế mộng mơ mà nơi đây còn lưu giữ biết bao vết tích lịch sử. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau khám phá Đại Nội, di tích lịch sử đặc biệt này nhé.

Vị trí của Đại Nội Huế

Đại Nội Huế nằm ngay trung tâm của Cố đô Huế – tọa lạc ngay trong kinh thành Huế. Bạn sẽ rất dễ dàng để đến đây nếu chưa một lần đến Huế. Đi từ bờ Nam của sông Hương, qua cầu Tràng Tiền hoặc cầu Phú Xuân hay cầu Giã Viên. Sau đó đi theo hướng Cửa Quảng Đức, bạn sẽ vào tận ngay Đại Nội Huế. Vì nằm ngay trung tâm nên bạn sẽ không mất nhiều thời gian để đến đây.

Vị trí Đại Nội (Ảnh: Internet)
Vị trí Đại Nội (Ảnh: Internet)

Có rất nhiều phương tiện để di chuyển tham quan Đại Nội. Bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện như: xe máy, xe đạp, taxi. Bên cạnh đó, xích lô cũng là phương tiện được khách du lịch chọn để tham quan ở Huế. Bạn có thể liên hệ với khách sạn để thuê được xích lô, đặc biệt bạn sẽ thích thú hơn trên đường đi khi được các bác xích lô chia sẻ thêm một vài thông tin thú vị về Huế đấy! Gần đây nhất loại hình xe điện cũng đang được sử dụng phổ biến và tiện lợi để di chuyển quanh Đại Nội.

Lịch sử của Đại Nội Huế

Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Huế làm nơi đóng đô. Vua Gia Long đã đích thân tiến hành khảo sát chọn vị trí xây dựng cho quần thể kinh thành này vào năm 1803. Với mục đích làm nơi hội họp triều đình và sinh hoạt hoàng gia, vua Gia Long đã rất cân nhắc đến việc chọn địa điểm. Vào năm 1804, khi kinh thành bắt đầu được xây dựng với mặt chính hướng về núi Ngự Bình nhưng phải mãi đến năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng thì công trình này mới được hoàn thành.

Du khách đến với Đại Nội (Ảnh: Internet)
Du khách đến với Đại Nội (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Đại Nội

Nên tránh đi tham quan vào mùa hè, vì đi bộ trong đại nội rất mệt mỏi, thời tiết đẹp nhất là vào khoảng tháng 1, tháng 2 nhé. Nên đi vào buổi sáng cho mát mẻ và chụp ảnh đẹp hơn. Vé tham quan Đại nội đã bao gồm vé Bảo tàng cổ vật, nếu không nhắc thì nhiều khi nhân viên bán vé “quên” luôn không đưa, vậy nên bạn nhớ hỏi. Chỉ nhận tiền mặt, không quẹt thẻ hoặc ngân hàng.

Có vé combo cho các điểm di tích (Đại Nội, Lăng vua Khải Định, Lăng vua Minh Mạng, Lăng vua Tự Đức,…), nếu xác định đi nhiều nơi thì bạn nên mua combo luôn cho rẻ. Tuy rằng giá vé có hơi cao so với mặt bằng chung các điểm du lịch nhưng Đại Nội vẫn là nơi rất đáng đi, hãy nghĩ chúng ta mua vé là góp một phần bảo tồn, trùng tu các di tích nhé. Trong các ngày lễ như 2/9, 8/3, 30/4-1/5,… và Tết, Đại Nội thường miễn phí vé vào cửa đó, các bạn nhớ tìm hiểu trước khi đi nhé.

Nét đẹp cổ kính của Đại Nội Huế

Mặt bằng Đại Nội được xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Trong Đại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.

Chọn đúng thời điểm tham quan sẽ giúp bạn có một trải nghiệm tốt nhất (Ảnh: Internet)
Chọn đúng thời điểm tham quan sẽ giúp bạn có một trải nghiệm tốt nhất (Ảnh: Internet)

Cổng chính ra vào Đại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương. Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua. Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại. Hai cửa quanh là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính.

Trên đây là một vài lưu ý giúp bạn khám phá Đại Nội Kinh thành Huế khi du lịch đến vùng đất cố đô. Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:



source https://bloganchoi.com/kham-pha-dai-noi-kinh-thanh-hue-bieu-tuong-cua-vung-dat-co-do/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét