Trên Trái Đất có 2 vùng cực nằm về 2 đầu của hành tinh. Bắc Cực nằm ở phía Bắc, Nam Cực nằm ở phía Nam. Bắc Cực và Nam Cực đều là những vùng đất có khí hậu và điều kiện sống rất khắc nghiệt nhưng 2 khu vực này cũng có những sự khác nhau về tính chất và điều kiện môi trường. Vậy sự khác biệt đó là gì? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc tên gọi của Bắc Cực và Nam Cực
Hai tên gọi Bắc Cực và Nam Cực trong tiếng Anh là Arctic và Antarctic. Hai từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Arktikos có nghĩa là “hướng về phía Bắc” còn Antarktikos không có nghĩa là hướng Nam mà là “hướng ngược lại với hướng Bắc”.
Bắc Cực
Bắc Cực là một vùng biển nằm giữa khu vực cực Bắc của Trái Đất. Khu vực phía Bắc này của Trái Đất được cấu thành nên nhờ một lớp băng vĩnh cửu dày khoảng 4km và được bao bọc bởi Bắc Băng Dương. Đây có lẽ là điểm khác biệt nhất giữa hai đầu mút của hành tinh xanh.
Vì được bao quanh bởi biển nên khí hậu ở đây khá ôn hòa. Nếu so sánh với Nam Cực thì nhiệt độ ở Bắc Cực có phần ấm áp hơn. Nhiệt độ thấp nhất từng đo được ở đây là -68°C. Độ ẩm ở đây cũng cao hơn ở vùng cực Nam.
Cực Bắc là nơi sinh sống của loài gấu Bắc Cực. Chúng được cho là tiến hoá từ những con gấu Bắc Mỹ di cư tới đây từ nhiều nghìn năm về trước. Vì nhiệt độ ở Bắc Cực ôn hoà hơn Nam Cực nên mật độ sinh sống của con người ở đây cũng nhiều hơn ở Cực Nam. Tuy nhiên, sự phát triển về mật độ sinh sống ấy đã và đang đe dọa sự sinh tồn của các loài động vật nơi đây.
Nam Cực
Nếu ví Bắc Cực như một tảng băng khổng lồ nổi trên mặt nước thì Nam Cực lại là một vùng đất băng giá rộng lớn bao phủ lên một lục địa khổng lồ. Cũng chính bởi lý do này, khí hậu ở Nam Cực khắc nghiệt hơn rất nhiều so với Bắc Cực. Do lớp băng của vùng cực Nam này cũng có phần dày hơn ở Bắc Cực và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm nên nhiệt độ ở Nam Cực luôn khắc nghiệt hơn khu vực phía Bắc.
Nam cực là châu lục rộng thứ 5 thế giới. Nơi đây có diện tích khoảng 14 triệu km² (gấp gần 2 lần diện tích của Australia) và nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây là -89°C. Hoang mạc khô hạn nhất thế giới và là nơi có lượng mưa trung bình năm thấp nhất thế giới cũng nằm ở Cực Nam này.
98% diện tích Nam Cực được bao phủ bởi một lớp băng dày ít nhất 1600m. Độ cao trung bình nơi đây cao hơn mực nước biển 3000m. Do đó, Nam Cực được cho là một trong những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.
Nam Cực là một khu vực thưa dân cư nhất thế giới. Chỉ có khoảng 1000 – 5000 người sinh sống ở các trạm nghiên cứu.
Vùng đất phía Nam này là nơi sinh sống của loài chim cánh cụt. Chúng là con cháu của những loài chim di cư tới đây từ hàng nghìn năm về trước. Trải qua một thời gian dài, cánh của chúng dần không còn thích hợp cho việc bay nữa nên chúng tiến hoá thành hình dạng như bây giờ.
Tại sao Bắc Cực và Nam Cực lại có sự chênh lệch về nhiệt độ lớn đến vậy?
Như chúng ta đã biết thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Và với một vùng đất có độ cao trung bình hơn mực nước biển là 3km như Nam Cực thì việc trở thành nơi lạnh nhất cũng là lẽ đương nhiên.
Ngoài ra, Bắc Cực là một tảng băng khổng lồ được bao quanh bởi đại dương. Mà tính giữ nhiệt của nước cao hơn đất liền rất nhiều. Phần nước ở các đại dương nóng hơn sẽ truyền qua lớp băng. Điều này làm cho nhiệt độ ở Bắc Cực luôn ấm hơn ở Nam Cực.
Vào khoảng tháng 7, khi Trái Đất xa Mặt Trời nhất thi phần Bắc Bán cầu lại quay về hướng mặt trời làm cho nhiệt độ của Bắc Cực có phần ấm áp hơn. Trong khi đó, phần Nam Bán cầu lại quay về hướng ngược lại khiến cho lạnh càng thêm lạnh. Và lúc đó cũng chính là mùa đông của lục địa băng này.
Dù không phải là nơi để con người có thể cư trú được nhưng Bắc Cực và Nam Cực vẫn có những tác động tích cực cho Trái Đất theo cách riêng của nó. Cả 2 vùng cực đều là trung tâm điều khiển khí hậu rất quan trọng với hành tinh của chúng ta. Chúng giúp cân đối nhiệt độ và đem đến cho chúng ta khí hậu ổn định.
Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:
- Rãnh Mariana: Những điều bạn chưa biết về nơi tận cùng đáy Đại dương
- Máy gia tốc hạt lớn – LHC: Đi tìm khởi nguồn của vũ trụ
Các bạn nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác nhé!
source https://bloganchoi.com/bac-cuc-va-nam-cuc-khac-nhau-nhu-the-nao-tuong-giong-nhau-nhung-thuc-ra-rat-khac/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét