Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Stephen Hawking – Ông hoàng vật lý, nhà thiên văn học đại tài của thế kỷ XXI

Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như không có cái tên Stephen Hawking trong danh sách những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Là nhà vật lý, nhà vũ trụ học nổi tiếng của Anh quốc, ông đã để lại cho giới khoa học những cống hiến vĩ đại và công trình nghiên cứu mang tính lịch sử. Cùng mình tìm hiểu ngay về nhà thiên văn học xuất chúng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử của nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking

Chân dung hoạt hoạ nhà thiên văn học đại tài Stephen Hawking (Nguồn: Internet)
Chân dung hoạt hoạ nhà thiên văn học đại tài Stephen Hawking (Nguồn: Internet)

Nhà vật lý lý thuyết, nhà thiên văn học đại tài Stephen Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại Oxford. Tên đầy đủ của ông là Stephen William Hawking. Cha ông – Frank Hawking, là một chuyên gia trong lĩnh vực y học. Mẹ ông là Isobel Hawking thì có đam mê theo đuổi ngành triết, chính trị và kinh tế học. Ông có hai em gái ruột là Philippa và Mary cùng một người em trai nuôi là Edward.

Ảnh hồi nhỏ của Stephen Hawking (Nguồn: Internet)
Ảnh hồi nhỏ của Stephen Hawking (Nguồn: Internet)

Được sinh ra từ một gia đình tri thức nên nhà vũ trụ học thiên tài từ lâu đã nhen nhóm cho mình những ước mơ và hoài bão lớn lao. Dù cho thời còn là học sinh, ông không có gì nổi trội hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng các bạn và giáo viên của Hawking đều thấy được tố chất thiên tài bên trong cậu nhóc ấy. Chính vì thế mà “Einstein” là biệt danh đặc biệt ở trường mà mọi người đặt cho cậu.

Khi trở thành sinh viên, Stephen Hawking bắt đầu thể hiện tài năng và sự thông minh của mình trong những môn học tự nhiên là Toán và Vật lý. Ông gần như không gặp khó khăn gì trong những năm là sinh viên của mình. Trong 3 năm tại Oxford, nhà vật lý của chúng ta chia sẻ rằng ông chỉ dành khoảng 1000 giờ để học (trung bình chưa tới 1h mỗi ngày).

Chân dung Stephen Hawking hồi trẻ trong phim "Thuyết vạn vật" (Nguồn: Internet)
Chân dung Stephen Hawking hồi trẻ trong phim “Thuyết vạn vật” (Nguồn: Internet)

Trước khi tốt nghiệp Đại học, ông có một buổi vấn đáp nho nhỏ với một vài ban giám khảo. Trong buổi nói chuyện nhỏ ấy, tuy rằng Hawking không nói gì nhiều nhưng cũng đủ để cho ban giám khảo thấy được rằng là họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn phần lớn thành viên trong số họ. Ông dễ dàng vượt qua buổi phỏng vấn và học lên trên bậc Đại học tại Đại học Cambridge.

Bất hạnh ập đến với nhà thiên văn học đại tài vào tuổi 21 khi ông được thông báo rằng mình bị mắc bệnh Lou Gehrig – căn bệnh khiến cho cơ thể ông bị teo nhỏ dần, ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh vận động. Tuy nhiên bằng những nỗ lực phi thường cộng với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, Stephen Hawking đã vượt qua được nghịch cảnh và tiếp tục với những nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng của mình.

Đám cưới của Stephen Hawking cùng người vợ đầu tiên của mình (Nguồn: Internet)
Đám cưới của Stephen Hawking cùng người vợ đầu tiên của mình (Nguồn: Internet)

Người vợ đầu tiên của ông là Jane Wilde. Hai người kết hôn với nhau 2 năm sau khi Hawking được chẩn đoán về căn bệnh của mình. Họ sinh được 3 người con là Robert, Lucy và Timothy. Năm 1991, ông ly hôn với Wilde và kết hôn với Elaine Mason – một y tá, vào năm 1995. Cuộc hôn nhân này kéo dài 11 năm.

Những cống hiến vĩ đại của Stephen Hawking đối với nhân loại

Với lý tưởng là được cống hiến hết mình cho sự phát triển của nhân loại, ông đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo của mình để có thể tiếp tục nghiên cứu về không gian vũ trụ. Ông từng nói rằng: “Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Đó là hiểu toàn bộ về vũ trụ, vì sao vũ trụ lại như vậy và vì sao nó tồn tại”. Với một niềm đam mê bất tận với thiên văn học, ông đã không ngừng nghiên cứu và có được những thành tựu to lớn.

Mong ước của Stephen Hawking là hiểu biết mọi thứ về vũ trụ (Nguồn: Internet)
Mong ước của Stephen Hawking là hiểu biết mọi thứ về vũ trụ (Nguồn: Internet)

Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Hawking là vào năm 1970, khi ông cùng cộng sự của mình là nhà khoa học Roger Penrose đã áp dụng những công trình toán học về hố đen vào nghiên cứu vũ trụ. Kết quả, ông và người cộng sự của mình đã chỉ ra một điểm kỳ dị của không-thời gian trước khi vụ nổ BigBang xảy ra. Theo ông, đó chính là khởi nguồn của mọi thứ. Thời gian có điểm bắt đầu và cũng có kết thúc.

Năm 1980, Hawking đã có những cống hiến to lớn cho thế giới khi đưa ra “Lý thuyết về sự phình to của vũ trụ”. Sau đó 2 năm, Stephen Hawking lại tiếp tục ghi lại dấu ấn của mình khi là một trong những người đầu tiên chỉ ra cách các dao động lượng tử, những biến đổi cực nhỏ trong sự phân bố vật chất có thể ảnh hưởng tới sự trải rộng của các thiên hà khác trong vũ trụ.

Stephen Hawking đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại (Nguồn: Internet)
Stephen Hawking đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại (Nguồn: Internet)

Đồng thời, vào khoảng thời gian đó, ông cũng phát hiện và đặt tên cho “Bức xạ Hawking”. Đây có thể xem là dấu ấn sâu đậm nhất của ông trong ngành thiên văn học. Suốt những năm tháng nghiên cứu về vũ trụ, thứ mà Stephen dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhất là hố đen – vật thể bí ẩn bậc nhất trong vũ trụ. Với những thành tựu trong công cuộc khai phá lỗ đen, ông đã để lại cho thế giới những khám phá vĩ đại của mình.

Suốt cuộc đời mình, nhà thiên văn học đại tài đã vinh dự được nhận rất nhiều danh hiệu và giải thưởng danh giá khác nhau, tiêu biểu là danh hiệu Albert Einstein, giải Wolf, Huân chương Copley và giải Vật lý cơ bản. Vào năm 2009, ông vinh dự được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống. Những danh hiệu cao quý ấy là minh chứng tiêu biểu cho những cống hiến vĩ đại của ông đối với toàn nhân loại.

Cuốn sách nổi tiếng của Stephen Hawking - Lược sử thời gian (Nguồn: Internet)
Cuốn sách nổi tiếng của Stephen Hawking – Lược sử thời gian (Nguồn: Internet)

Và cuối cùng, điều làm nên tên tuổi của ông, đưa danh tiếng của Stephen Hawking đến với mọi người trên thế giới là khi ông hoàn thiện và xuất bản cuốn sách “Lược sử thời gian”. Tuyệt tác này nhanh chóng trở thành một cơn sốt và được phiên dịch ra hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, nó còn được nằm trong sách kỷ lục Guinness vì đã 237 tuần liên tiếp đứng đầu danh sách “Sách bán chạy nhất” do tờ Sunday Times bình chọn.

Là một trong những nhà khoa học xuất chúng nhất trong lịch sử, Stephen Hawking đã để lại cho nhân loại những cống hiến mang tính đột phá về thiên văn học. Vượt lên trên nghịch cảnh khốc liệt, ông vẫn vững vàng đi trên con đường vật lý lý thuyết và vũ trụ học của mình. Ông là một trong những người đi đầu trong công cuộc khám phá vũ trụ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Dù cho trong vật lý học, ông không nổi bật và ghi được nhiều dấu ấn lắm nhưng trong ngành thiên văn học, ông là một tượng đài đồ sộ không thể bị xô đổ.

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!



source https://bloganchoi.com/stephen-hawking-nha-vat-ly-thien-van-hoc-dai-tai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét