Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Khám phá Hồ Nam (Trung Quốc) – Thiên đường du lịch nổi tiếng của châu Á

Hồ Nam là một tỉnh thuộc miền Trung của Trung Quốc, từ lâu đã nổi tiếng là một địa điểm thu hút khách du lịch bật nhất ở quốc gia tỷ dân này với vô số điểm tham quan tuyệt vời khiến bạn mãn nhãn. Thiên đường du lịch này không chỉ có những ngọn núi bay khổng lồ như trong phim “Avatar” và cây cầu kính khổng lồ nổi tiếng trên thế giới, mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những kỳ quan cổ tích, ẩm thực độc đáo, bản sắc văn hóa trải dài hơn 2000 năm lịch sử và cả sự quyến rũ của những làn điệu dân ca Miêu tộc trữ tình, sâu lắng. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá thiên đường du lịch nổi tiếng này nhé!

Phiên bản núi bay Hallelujah ngoài đời thực ở khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên

Núi bay Hallelujah ở Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)
Núi bay Hallelujah ở Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)

Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 1992, cả Vũ Lăng Nguyên và Vườn Quốc gia Trương Gia Giới là thắng cảnh du lịch tự nhiên đẹp nhất tại Hồ Nam (Trung Quốc). Tại đây, du khách có thể nhìn thấy hơn 3000 ngọn núi đá thẳng đứng như những cột đá sừng sững trên mặt đất được bao phủ bởi lớp sương mù huyền ảo trông như một xứ sở thần tiên.

Nằm trong khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên, ngọn núi Tianzi chính là phiên bản ngoài đời thực của núi bay Hallelujah nổi tiếng trong bộ phim 3D đầu tiên của Hollywood “Avatar” do James Cameron làm đạo diễn. Những cột đá thạch anh này được cho là đã hình thành sau một loạt sự kiện biến đổi địa chất như xói mòn và sự tách rời của các mảng địa chất xảy ra hàng triệu năm trước đây. Đỉnh cao nhất của các ngọn núi này có độ cao 1265,5 mét so với mực nước biển. Để lên được đỉnh của ngọn núi này, bạn có thể di chuyển bằng thang máy ngoài trời hoặc đi cáp treo.

Núi bay Hallelujah ở Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)
Núi bay Hallelujah ở Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)

Trên đỉnh ngọn núi này, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh của khu du lịch Vũ Lăng Nguyên như một thiên đường hạ giới. Nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp bốn kỳ quan đáng kinh ngạc của Trương Gia Giới đó là biển mây, mặt trời mọc, tuyết mùa đông và rừng trên đỉnh núi.

Cầu kính Trương Gia Giới

Cầu kính Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)
Cầu kính Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)

Đến với Hồ Nam bạn sẽ không thể bỏ lỡ trải nghiệm đi bộ trên cầu kính Trương Gia Giới từng được CNN xếp vào danh sách “12 cây cầu ngoạn mục nhất thế giới” mà du khách nhất định phải trải nghiệm. Thử thách táo bạo này sẽ khiến bạn phải hoảng hốt, sợ hãi khi phải đi bộ trên cây cầu treo lát kính dài 430 mét, treo trên không trung ở độ cao khoảng 400 mét giữa thung lũng sâu.

Thiên nhiên ở đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp bình dị của Quế Lâm, sự kỳ dị của núi Hoàng Kim, sự hiểm trở của núi Hoa Sơn và vẻ đẹp tráng lệ của núi Thái Sơn. Cầu kính Trương Gia Giới là nhịp cầu bắc qua tiên cảnh ở nhân gian, là sự lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến phiêu lưu ngoài trời và không ngừng kích thích trí tò mò, tưởng tượng của bạn. Hãy dũng cảm trải nghiệm cảm giác được dạo bước trên mây, ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên từ nhiều góc độ khác nhau mang đến sự phấn khích tột cùng.

Trẻ em nằm trên cầu kính Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)
Trẻ em nằm trên cầu kính Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Internet)

Núi Thiên Môn

Núi Thiên Môn với tuyệt tác 99 khúc quanh (Nguồn ảnh: Internet)
Núi Thiên Môn với tuyệt tác 99 khúc quanh (Nguồn ảnh: Internet)

Khám phá Rừng Quốc gia Thiên Môn là trải nghiệm tuyệt vời mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hồ Nam. Được xếp vào danh sách “50 địa điểm đáng đến dành cho du khách nước ngoài”, núi Thiên Môn là linh hồn của Trương Gia Giới với phong cảnh ngoạn mục, địa hình địa lý kỳ diệu và độc đáo cũng như nội hàm văn hóa sâu sắc và đầy màu sắc tâm linh huyền bí.

Nơi đây hấp dẫn du khách với các hoạt động tham quan Đại lộ hướng tới Thiên Đường với 99 khúc quanh và Động Thiên Môn, chùa Thiên Môn – trung tâm văn hóa Phật Giáo bằng hệ thống cáp treo dài nhất trên thế giới, những lối đi bộ bằng kính treo trên vách đá.

Cáp treo dài nhất thế giới này sẽ đưa du khách từ bầu không khí của trung tâm thành phố Trương Gia Giới đến thẳng công viên nguyên sinh trên không. Trong khoảng 40 phút di chuyển của cáp treo, cảnh quan thay đổi rất nhiều, khiến du khách trải nghiệm cảm giác kỳ diệu như những thiên thần bay trên bầu trời cũng như được hòa vào một bức tranh phong cảnh dài kỳ vĩ. Nhìn từ cáp treo, bạn có thể thấy 99 khúc cua gấp khoảng 180° tượng trưng cho Thiên Đàng có 9 cung điện.

Đại lộ Thiên Đường là kỳ quan của đường cao tốc trên thế giới. Con đường có chiều dài 10,77 km và độ cao của nó tăng dần từ 200 mét đến 1300 mét. Di chuyển qua Đại lộ Thiên Đường bằng xe buýt tham quan, du khách có thể đến thẳng Động Thiên Môn trong vòng 25 phút.

Cáp treo trên núi Thiên Môn (Nguồn ảnh: Internet)
Cáp treo trên núi Thiên Môn (Nguồn ảnh: Internet)
Lối đi bộ trên vách đá (Nguồn ảnh: Internet)
Lối đi bộ trên vách đá (Nguồn ảnh: Internet)

Phượng Hoàng Cổ Trấn tọa lạc ở phía Tây của Hồ Nam, được ca tụng là “Thị trấn đẹp nhất Trung Quốc” và là “Thị trấn trong tranh” tuyệt mỹ. Thị trấn cổ này được xây dựng tựa vào núi Phượng Hoàng và dọc theo sông Đà Giang từ năm 1703, nổi tiếng với phong cách cổ xưa hơn 300 năm lịch sử. Phượng Hoàng Cổ Trấn đã được trao tặng danh hiệu “Điểm thu hút khách du lịch AAAA quốc gia” nhờ phong cảnh hữu tình với nhiều địa điểm cổ kính như tháp cổ, cầu đá, đường phố và các công trình kiến trúc đã được bảo tồn qua hàng trăm năm cùng với nền văn hóa đa dạng, phong phú của 28 dân tộc thiểu số nơi đây.

Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)
Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)
Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm (Nguồn ảnh: Internet)
Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm (Nguồn ảnh: Internet)

Vẻ đẹp tiên cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc:

Bạn có thể bị thu hút bởi những phong tục đơn giản nhưng quyến rũ được mô tả trong The Border Town khi đến thăm nơi này. Bạn có thể tản bộ trên những con đường lát đá xanh sau cơn mưa; đi thuyền để du ngoạn trên sông Đà Giang và tham quan những ngôi nhà sàn hơn trăm năm tuổi, leo lên những tháp cổng cổ kính và cảm nhận tất cả những thăng trầm của cổ trấn bên bờ sông êm đềm; hay ngồi một mình gần cửa sổ trong quán cà phê mang phong cách cổ phong, lặng lẽ thưởng thức khung cảnh tinh tế và thả hồn trôi theo dòng suy nghĩ. Đây chính là những bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn của phố cổ.

Thị trấn ẩn mình trong núi này là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc Hùng Hy Linh, nhà văn nổi tiếng Thẩm Tòng Văn và họa sĩ Huang Yongyu. Nét đẹp văn hóa trăm năm đã mài giũa Phượng Hoàng Cổ Trấn trở thành một viên ngọc quý sáng trong, điểm xuyết những phong tục của miền tây Hồ Nam. Ghé thăm thị trấn cổ rộng khoảng 10 km² này, bạn sẽ thích ngay và khám phá những bí ẩn về nền văn hóa sâu sắc của nó.

Những ngôi nhà cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)
Những ngôi nhà cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)
Tháp Vạn Minh ở Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)
Tháp Vạn Minh ở Phượng Hoàng Cổ Trấn (Nguồn ảnh: Internet)

Học viện Nhạc Lộc ngàn năm tuổi

Học viện Nhạc Lộc nằm dưới chân núi Nhạc Lộc ở Trường Sa là một trong “Tứ đại học viện ở Trung Quốc” được thành lập từ năm 976 vào thời nhà Tống. Khi đến với Hồ Nam bạn nên dành thời gian ghé thăm ngôi trường truyền thống nghìn năm tuổi của Trung Quốc để chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính gạch đen, tường trắng, sân vườn cổ xưa, dưới những tán cây cổ thụ cao được bảo tồn qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hãy tận hưởng chuyến đi tản bộ ở Học viện Nhạc Lộc, đi qua từng khoảng sân, từng phiến đá, từng bông hoa và từng chiếc lá rơi để cảm nhận vẻ đẹp yên tĩnh, nét duyên dáng của ngôi trường nghìn năm tuổi. Trên thực tế, Học viện Nhạc Lộc vẫn được sử dụng để giảng dạy và đào tạo sinh viên đại học, thạc sĩ và tiến sĩ nhằm kéo dài lịch sử giáo dục của ngôi trường nghìn năm tuổi.

Học viện Nhạc Lộc (Nguồn ảnh: Internet)
Học viện Nhạc Lộc (Nguồn ảnh: Internet)
Quang cảnh kiến trúc bên trong Học Viện Nhạc Lộc (Nguồn ảnh: Internet)
Quang cảnh kiến trúc bên trong Học Viện Nhạc Lộc (Nguồn ảnh: Internet)

Tháp Nhạc Dương – Nơi ghi lại nhiều dấu ấn quan trọng của nền văn học Trung Quốc

Tháp Nhạc Dương (Nguồn ảnh: Internet)
Tháp Nhạc Dương (Nguồn ảnh: Internet)

Tháp Nhạc Dương là công trình kiến trúc duy nhất bảo tồn được hình dáng ban đầu trong số tất cả “Tam đại tháp ở khu vực Giang Nam”, là biểu tượng của những người yêu thích thơ ca và văn học truyền thống Trung Quốc. Ban đầu tháp Nhạc Dương được sử dụng để duyệt binh trong Thời kỳ Tam Quốc. Ngọn tháp tứ giác bằng gỗ cao 19,42m, rộng 17,54m, có 3 tầng và 4 trụ, không có móng, quả là một kỳ tích trong lĩnh vực kiến trúc.

Đi vào bên trong tháp và lên các tầng cao để chiêm ngưỡng những bài thơ, câu đối, những bức phù điêu, tranh chữ và nhiều đồ trang trí thư pháp khác, bao gồm cả bài thơ nổi tiếng nhất “Trên tháp Nhạc Dương” của nhà thơ Đỗ Phủ. Từ đó, hãy phóng tầm mắt ra ngắm cảnh Hồ Động Đình nổi tiếng, còn được gọi là hồ “Vân Mộng” (Giấc mơ trên mây) và cũng thường xuất hiện trong các bài thơ cổ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn thứ hai và được ghi vào “Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế”.

Tháp Nhạc Dương nhìn từ xa (Nguồn ảnh: Internet)
Tháp Nhạc Dương nhìn từ xa (Nguồn ảnh: Internet)

Hồ Nam là một điểm đến tuyệt đẹp để khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của Trung Quốc. Bạn có thể tận hưởng 3-5 ngày ở Trương Gia Giới để khám phá ngọn núi “Avatar” và khoảng 1-2 ngày ở hầu hết các địa điểm khác ở Hồ Nam. Và thường mất khoảng 6-7 ngày để tận hưởng một chuyến du lịch Hồ Nam bao gồm Trương Gia Giới, Phượng Hoàng Cổ Trấn, Học viện Nhạc Lộc và núi Nhạc Dương.

Để khám phá thêm những thiên đường du lịch nổi tiếng khác của châu Á, hãy tham khảo các bài viết ở đây:

Những địa điểm trên là những nơi mà BlogAnChoi muốn giới thiệu cho bạn. Mong rằng bạn sẽ có dịp đến trải nghiệm và tận hưởng những giây phút tuyệt vời ở nơi đây. Thường xuyên theo dõi chuyên mục Du lịch của BlogAnChoi để khám phá những địa điểm thú vị khác nhé.



source https://bloganchoi.com/kham-pha-ho-nam-thien-duong-du-lich-noi-tieng-cua-chau-a/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét