Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Chất lượng không khí xuống thấp, bạn nên làm gì?

“Chất lượng không khí xuống thấp, bạn nên làm gì?” là từ khoá được rất nhiều người tìm kiếm trên Google hiện nay. Tuy ít được để ý nhưng chất lượng không khí là một tác nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của chúng ta. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ gửi đến bạn một vài giải pháp để giúp bản thân và những người xung quanh có thể hạn chế được những tác hại mà chất lượng không khí kém có thể ảnh hưởng lên bạn!

Trong thời gian qua, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn được ghi nhận ở mức kém (Ảnh: Internet)
Trong thời gian qua, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn được ghi nhận ở mức kém (Ảnh: Internet)

Chất lượng không khí đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Chất lượng không khí chiếm một phần thiết yếu trong việc quyết định chất lượng sống của bạn. Chúng ta có thể sống sót trong 30 ngày mà không cần đồ ăn, 3 ngày không cần nước uống, nhưng không thể quá 3 phút mà không hít thở. Một khi chất lượng không khí xuống thấp, chúng ta sẽ phải gánh chịu rất nhiều những hệ quả nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm. Tình trạng chất lượng không khí ngày càng suy giảm, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã gia tăng số lượng bệnh nhân gặp các vấn đề về đường hô hấp.

Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng tại những đô thị lớn (Ảnh: Internet)
Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng tại những đô thị lớn (Ảnh: Internet)

Vấn đề ô nhiễm không khí, thật đáng tiếc, lại là một vấn đề cần sự phối hợp từ nhiều bên để giải quyết. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể bảo vệ bản thân trước tác hại của ô nhiễm không khí thông qua một vài biện pháp dưới đây.

1. Chủ động theo dõi chất lượng không khí

Giao diện trực quan của IQAir (Ảnh: BlogAnChoi)
Giao diện trực quan của IQAir (Ảnh: BlogAnChoi)

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể theo dõi chất lượng không khí. Bạn có thể truy cập vào IQAir – đây là một trang web nổi tiếng cung cấp thông tin về chất lượng không khí. Dữ liệu của IQAir được cập nhật theo thời gian thực. Trang web đưa ra so sánh về chất lượng không khí của từng nơi trên thế giới, qua đó giúp người dùng có một góc nhìn tổng quan về thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu.

Máy đo chất lượng không khí (Ảnh: Internet)
Máy đo chất lượng không khí (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm máy đo không khí để bàn. Những sản phẩm này có ưu điểm là có thể đo được không khí trong căn phòng bạn ở, đặc biệt là nếu gia đình bạn có người già hoặc trẻ nhỏ. Các sản phẩm này rất đa dạng, với mức giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Bạn có thể mua máy đo chất lượng không khí tốt nhất tại đây

2. Tránh hoạt động ngoài trời hoặc ra ngoài vào những ngày không khí kém

Những hoạt động ngoài trời nên được hạn chế khi chất lượng không khí kém (Ảnh: Internet)
Những hoạt động ngoài trời nên được hạn chế khi chất lượng không khí kém (Ảnh: Internet)

Các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là thể dục yêu cầu người tập phải có một lượng lớn không khí để trao đổi chất, do đó việc tập thể dục ngoài trời vào những ngày ô nhiễm sẽ khiến cho người cao tuổi hoặc người có hệ hô hấp nhạy cảm gặp nhiều vấn đề. Bạn có thể cân nhắc tập thể dục ngay tại nhà hoặc tập ở các phòng tập trong nhà để giảm thiểu tác hại cho sức khoẻ.

3. Trang bị máy làm sạch không khí

Máy lọc không khí (Ảnh: Internet)
Máy lọc không khí (Ảnh: Internet)

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi thì trang bị một chiếc máy lọc không khí là việc vô cùng cấp bách cần làm ngay. Với mẫu mã đa dạng cũng như nhiều sản phẩm dồi dào trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một chiếc máy phù hợp.

Bạn có thể mua máy lọc không khí tốt nhất tại đây

4. Tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh

Tập luyện luôn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Tập luyện luôn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Tập luyện luôn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ. Việc sở hữu một body săn chắc, linh hoạt sẽ cải thiện độ dẻo dai cũng như hệ miễn dịch của chúng ta. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm như thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lào… vì những sản phẩm này sẽ gia tăng gánh nặng cho hệ hô hấp.

5. Chuyển đến sống ở những nơi trong lành hơn

Đà Lạt là một trong những nơi có không khí trong lành tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Đà Lạt là một trong những nơi có không khí trong lành tại Việt Nam (Ảnh: Internet)

Tất nhiên những biện pháp trên chỉ mang tính chất tình thế. Một giải pháp hiệu quả nhất, nhưng cũng khiến nhiều người khá e ngại, đó chính là “di cư” đến một vùng đất khác. Những địa điểm như Đà Lạt, Đà Nẵng, Vũng Tàu… có chất lượng không khí khá tốt do quy mô dân số nhỏ cũng như quy hoạch rộng rãi tại nơi đây. Nếu không thể chuyển đến sống hoàn toàn, bạn có thể cân nhắc đi du lịch đến đó để thay đổi không khí, giải toả stress.

Đón đọc những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón đọc BlogAnChoi để nhận được những thông tin hữu ích bạn nhé!



source https://bloganchoi.com/chat-luong-khong-khi-xuong-thap-ban-nen-lam-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét