Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Khám phá những “hòn đá rơi lệ” – hiện tượng kỳ ảo ở Okayama, Nhật Bản

Thiên nhiên vốn dĩ mang trong mình những điều vô cùng huyền bí và việc khám phá ra những vẻ đẹp là điều thú vị. Hiện tượng hàng ngàn chú tôm tự phát sáng leo lên một mỏm đá thuộc bãi biển Seto (Nhật Bản) đã khiến cho bức tranh về đêm càng rực rỡ và đầy huyền bí.

Ánh sáng màu xanh xuất hiện từ đâu?

Tại bờ biển Okayama, Nhật Bản mỗi khi màn đêm buông xuống lại xảy ra một hiện tượng lạ lùng đến khó tin, đó là những tảng đá bỗng nhiên “chảy ra” những dòng “nước mắt” màu xanh kỳ ảo như có ma thuật. Thực chất những ánh sáng phát ra là từ sinh vật vô cùng đáng yêu và nhỏ bé có tên “đom đóm biển”.

Đom đóm biển phát quang sinh học (Vargula hilgendorfii) tạo ra ánh sáng xanh lam sáng (Nguồn ảnh : Nature Picture Library).
Đom đóm biển phát quang sinh học (Vargula hilgendorfii) tạo ra ánh sáng xanh lam sáng (Nguồn ảnh : Nature Picture Library).

Loài sinh vật này có tên khoa học là Vargula hilgendorfii, thường gọi là tôm biển phát sáng, là một loài giáp xác sống trong nước biển. Ở Nhật Bản, người dân địa phương hay gọi chúng là “umihotaru” tức đom đóm biển. Những con tôm này có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 3mm, nhìn thoáng qua giống như những viên kim cương màu xanh. Ánh sáng xanh lam được tạo ra bằng cách phản ứng giữa hai chất hóa học với nhau khi có oxy và dùng để báo hiệu giao phối hoặc phòng thủ.

Một số hình ảnh phát sáng trên bãi biển

Hàng ngàn chú tôm phát sáng trên mỏm đá thuộc bãi biển Seto (Nguồn ảnh: Internet)
Hàng ngàn chú tôm phát sáng trên mỏm đá thuộc bãi biển Seto (Nguồn ảnh: Internet)

Loài tôm này phát quang nhờ phản ứng giữa loại protein có tên luciferin và phân tử oxy dưới sự xúc tác của enzym luciferase, có khả năng phát sáng kéo dài khoảng 20-30 phút và chúng có thể lặp lại quá trình phát quang sinh học khi tiếp xúc với nước biển.

Nhìn thoáng qua giống như những viên kim cương màu xanh (Nguồn ảnh: Internet).
Nhìn thoáng qua giống như những viên kim cương màu xanh (Nguồn ảnh: Internet).

Những con tôm này sinh sống chủ yếu tại khu vực nước nông gần bờ biển và kiếm ăn bằng cách bơi xung quanh bờ biển mỗi khi thủy triều lên hay rút. Nguồn thức ăn của đom đóm biển chủ yếu là cá chết và sâu bọ. Đặc biệt, chúng chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì không xảy ra hiện tượng này.

Nhìn xa đom đóm biển hệt như kim cương nhưng khi lại gần thì vô cùng đáng yêu và nhỏ bé. Loài này có lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt. (Nguồn ảnh: Internet)
Nhìn xa đom đóm biển hệt như kim cương nhưng khi lại gần thì vô cùng đáng yêu và nhỏ bé. Loài này có lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt. (Nguồn ảnh: Internet)

Về đêm, ánh sáng mà đom đóm phát ra vô cùng huyền ảo. Tuy nhiên, vào ban ngày thì đom đóm biển phát ra ánh sáng màu đỏ. Chính chúng cùng với những loài tảo biển khác là nguyên nhân tạo ra hiện tượng “thủy triều đỏ” khá quen thuộc đối với những bạn trẻ thích khám phá. Ở Việt Nam, ta có thể quan sát hiện tượng này như ở khu vực bãi biển Kim Liên gần chân đèo Hải Vân, bãi biển thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà,…

Thực chất ngoài “đá rơi lệ” ở Nhật Bản, chúng ta đã từng chiêm ngưỡng “Sea of Stars” của quốc đảo Maldives vô cùng nổi tiếng. Chính nhờ anh bạn nhỏ đom đóm biển đã nhuộm xanh khiến cho bãi biển cứ như một dải ngân hà gợn sóng vô cùng đẹp mắt.

Animated GIF - Find & Share on GIPHY

Để chứng minh độ chân thực của hiện tượng này, dưới đây là hình ảnh du khách đã khám phá và chơi đùa vô cùng thích thú.

Animated GIF - Find & Share on GIPHY

Bên cạnh đó, “mực đom đóm” cũng là một loài sinh vật phát quang và chúng sinh sống chủ yếu ở vịnh Toyama, Nhật Bản.

Thiên nhiên thật bao la và rộng lớn, điều này không những kích thích trí tò mò của bạn đọc nói riêng cũng như những người yêu khám phá và trải nghiệm thiên nhiên nói chung. Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về giải trí nhé!



source https://bloganchoi.com/kham-pha-nhung-hon-da-roi-le-hien-tuong-ky-ao-o-okayama-nhat-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét