Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Giảm cân có khiến bạn đi tiểu nhiều hơn? Làm sao để không đi tiểu quá thường xuyên khi giảm cân?

Giảm cân luôn đồng thời gây ảnh hưởng đến vấn đề bài tiết qua đường tiểu. Tại sao bạn thường đi tiểu nhiều hơn trong quá trình giảm cân và làm sao để giảm bớt hiện tượng này? Hãy cùng khám phá nhé!

Cơ chế hoạt động của đường tiết niệu

Đường tiết niệu là hệ cơ quan có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ chất lỏng dư thừa (nước tiểu), chất độc và các sản phẩm của chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Đường tiết niệu bao gồm có thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản.

Các cơ quan của đường tiết niệu (Ảnh: Internet).
Các cơ quan của đường tiết niệu (Ảnh: Internet).

Thận có trách nhiệm lọc máu để tạo ra nước tiểu, sau đó vận chuyển đến bàng quang (nơi chứa nước tiểu) bằng các ống nhỏ được gọi là niệu quản. Khi bàng quang dần đầy, một tín hiệu được chuyển tiếp đến não để báo hiệu rằng “đến lúc phải đi tiểu rồi”, và thế là nước tiểu từ từ được thải ra qua niệu đạo.

Thế nào là đi tiểu nhiều một cách bất thường?

Trung bình một người trưởng thành có thể đi tiểu từ 6 – 8 lần trong một ngày. Do đó, nếu số lần đi tiểu của một người hơn 8 lần/ngày đã được coi là đi tiểu nhiều lần. Hiện tượng này có thể do bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt hàng ngày. Ở bài viết này chúng ta đề cập đến việc đi tiểu nhiều khi giảm cân nên sẽ xét theo góc độ nguyên nhân do chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Tại sao khi giảm cân bạn thường đi tiểu nhiều hơn?

Nguyên nhân chính

Sau khi chuyển hóa lượng thức ăn bạn đã nạp vào thành năng lượng để duy trì hoạt động sống, cơ thể dự trữ phần “thức ăn thừa” dưới dạng mỡ trong các tế bào mỡ (giống như đựng nước vào những quả bóng).

Tế bào mỡ chứa các mô mỡ (Nguồn: Internet).
Tế bào mỡ chứa các mô mỡ (Nguồn: Internet).

Khi bạn giảm cân đồng nghĩa với lượng calo tiêu thụ giảm nên các tế bào mỡ không phải giãn ra để tăng sức chứa cho mô mỡ nữa, dẫn đến hiện tượng tế bào mỡ tự co lại và phá vỡ liên kết của chính nó để tạo năng lượng cho cơ thể (quá trình Lipolysis). Khi điều này diễn ra, mỡ được giải phóng dưới dạng CO2 (84%) và nước (16%).

Chẳng hạn như, theo British Medical Journal, nếu bạn giảm được 10kg mỡ thì 8,4kg đã được thở ra chính là CO2, phần còn lại sẽ được đào thải qua nước tiểu (phần lớn), mồ hôi, nước mắt cũng như các dịch cơ thể khác.

Ví dụ minh họa về sự chuyển hóa của mỡ (Nguồn: Internet).
Ví dụ minh họa về sự chuyển hóa của mỡ (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân này cũng giải thích tại sao những người theo chế độ ăn Keto thường gặp tình trạng đi tiểu nhiều. Đó là bởi chế độ ăn này hoạt động theo nguyên lí cắt bớt tối da lượng tinh bột nạp vào, bắt cơ thể đốt mỡ để duy trì hoạt động sống. Ngoài ra, ăn Keto cũng khiến cơ thể phải dùng hết glycogen (một dạng lưu trữ của tinh bột) có sẵn, mà glycogen chứa nước nên sẽ có hiện tượng thải nước qua đường tiểu khi bạn ăn theo chế độ Keto.

Phân bổ loại thức ăn trong chế độ Keto (Ketogenic diet) (Nguồn: Internet).
Phân bổ loại thức ăn trong chế độ Keto (Ketogenic diet) (Nguồn: Internet).

Nạp nhiều nước và rau củ quả

Những người muốn giảm cân thường phải ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước hơn, mà bản thân các loại rau củ quả đã chứa sẵn hàm lượng nước cao nên “ghé thăm” toilet thường xuyên là chuyện khó tránh khỏi.

Các loại rau củ quả chứa hàm lượng nước cao cũng tác động đến vấn đề tiểu nhiều (Nguồn: Internet).
Các loại rau củ quả chứa hàm lượng nước cao cũng tác động đến vấn đề tiểu nhiều (Nguồn: Internet).

Uống trà và cà phê

Trà và cà phê đã được công nhận là hai loại đồ uống có công dụng hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên nhược điểm của chúng đối với hệ bài tiết là có thể gây co thắt bàng quang, kiểm soát tiểu tiện, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo

Các loại “đường ăn kiêng” như acesulfame K, aspartame, sodium saccharin hiện nay được nhiều người sử dụng để thay thế hoàn toàn đường thông thường với mục đích giảm thèm ngọt khi giảm cân. Không chỉ làm mất cân bằng trong sản xuất nội tiết tố, tăng rối loạn chuyển hóa… chất tạo ngọt nhân tạo (hoặc chất tạo ngọt tổng hợp) còn được chứng minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bàng quang, gây tiểu nhiều, tiểu gấp.

Chất tạo ngọt nhân tạo giúp giảm thèm ngọt nhưng có thể ảnh hưởng đến bàng quang (Nguồn: Internet).
Chất tạo ngọt nhân tạo giúp giảm thèm ngọt nhưng có thể ảnh hưởng đến bàng quang (Nguồn: Internet).

Đi tiểu nhiều có giúp bạn giảm cân không?

Thật ra là ngược lại, vì bạn giảm cân nên mới gặp tình trạng đi tiểu nhiều. Lượng nước được giải phóng từ mỡ là kết quả của quá trình giảm cân nên bạn không thể “cố tình” đi tiểu với mục đích để giảm cân nếu bàng quang chưa được làm đầy bởi lượng nước mà cơ thể cần đào thải.

Dấu hiệu tiểu nhiều khi giảm cân ở nam và nữ là khác nhau

Nam giới có cơ bắp phát triển, ngược lại nữ giới thường có khối lượng mỡ cao hơn. Vì thế quá trình đi tiểu nhiều do giảm cân ở đàn ông thường diễn ra và kết thúc nhanh chóng hơn, trong khi phụ nữ phải “chịu đựng” điều này trong một thời gian dài.

Làm thế nào để hạn chế việc đi tiểu nhiều khi giảm cân?

Tải ứng dụng tính toán và theo dõi việc uống nước là cách nhanh gọn và hiệu quả nhất để kiểm soát việc tiểu nhiều lần (Nguồn: Internet).
Tải ứng dụng tính toán và theo dõi việc uống nước là cách nhanh gọn và hiệu quả nhất để kiểm soát việc tiểu nhiều lần (Nguồn: Internet).
  • Hạn chế uống trà, cà phê, thức uống có ga và rượu: Nước ngọt có ga chứa glucose có tác dụng lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt nếu uống những loại đồ uống có gas chứa caffeine như Coca Cola hay Pepsi thì tình trạng này sẽ càng tệ thêm. Tương tự như thức uống có ga, rượu cũng là một chất lợi tiểu làm tăng nhu cầu đi tiểu.
  • Giảm chất tạo ngọt trong khẩu phần ăn.
  • Tăng cường vitamin D: Khoa học đã chứng minh sự thiếu hụt vitamin D làm tăng lượng nước tiểu bạn cần thải ra, vì thế hãy bổ sung thêm vitamin D từ lòng trắng trứng, cá mòi, cá hồi, gan, thịt đỏ…
Những nguyên liệu thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao (Nguồn: Internet).
Những nguyên liệu thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao (Nguồn: Internet).
  • Hạn chế ăn cay và thức ăn có tính axit cao: Thức ăn cay (tiêu, hành tỏi, ớt chuông, húng quế…) và có tính axit (cà chua, thơm, cam…) dễ kích thích niêm mạc bàng quan, tăng số lần đi tiểu trong ngày của bạn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ nếu đi tiểu nhiều và thường xuyên?

Các trường hợp sau cần đi khám ngay:

  • Bạn vẫn ăn uống bình thường, không theo bất cứ một chế độ ăn kiêng nào.
  • Tiểu nóng, buốt, đau rát, có lẫn máu, tiểu không tự chủ. Cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp những tình trạng này để kịp thời chẩn đoán và chữa trị.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được lí do tại sao càng giảm cân lại càng phải thường xuyên “ghé” nhà vệ sinh. Hãy chú ý đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể nhiều hơn bạn nhé!



source https://bloganchoi.com/giam-can-khien-ban-di-tieu-nhieu-hon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét