Một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất của phụ nữ phải nói đến là ung thư cổ tử cung. Nếu như trong giai đoạn đầu mắc bệnh mà không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm về sau. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về ung thư cổ tử cung và những điều mà phụ nữ cần biết. Hãy xem nhé!
Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến của phụ nữ trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở nhóm phụ nữ đã quan hệ tình dục, kể cả độ tuổi vị thành viên cũng có quy cơ mắc phải. Thế nhưng có dấu hiệu cho thấy loại ung thư này đang giảm dần trong nhiều năm qua khi xuất hiện nhiều phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở khu vực cổ tử cung của phụ nữ phát triển mất kiểm soát, tạo nên các khối u.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Đa phần những trường hợp mắc bệnh này đều có nguyên nhân từ vi rút HPV do quan hệ tình dục mà ra. Tuy nhiên còn rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác mà ít người ngờ đến.
- Nhiễm virus HPV: Quan hệ tình dục sẽ khiến phụ nữ bị nhiễm vi rút HPV 16 và 18.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá luôn có hại cho cơ thể và cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung.
- Nhiễm chlamydia: Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Chlamydia có liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
- Dùng ít trái cây và rau quả: Nếu phụ nữ dùng ít rau quả và trái cây hằng ngày sẽ khiến cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất, dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn.
- Thừa cân: Phụ nữ thừa cân dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn những phụ nữ thon gọn.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Dùng nhiều thuốc tránh thai khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn.
- Mang thai nhiều lần: Nghiên cứu cho thấy mang thai nhiều lần, cụ thể là trên 3 lần sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Lúc này tử cung đã “yếu” hơn trước rất nhiều nên ít có khả năng phòng vệ hơn.
- Diethylstilbestrol: Đây là loại thuốc thay đổi nội tiết tố để tránh sảy thai cho các mẹ bầu. Dùng thuốc này nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
- Di truyền: Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ hoặc chị của bạn bị ung thư cổ tử cung thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.
Chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ngày nay, để kiểm tra bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm Pap – đây là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến và hiệu quả. Nếu xét nghiệm này cho kết quả có dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định rõ hơn.
Một số phương pháp chuyên sâu để chẩn đoán ung thư cổ tử cung là:
- Soi cổ tử cung: Bác sĩ dùng một ống kính nhỏ để quan sát cổ tử cung, nhìn rõ các dấu hiệu bất thường nếu có.
- Sinh thiết khoét chóp: Bác sĩ sẽ gây tê cho người bệnh, sau đó lấy một phần mô ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi. Cách này có nhược điểm là gây chảy máu nhưng bù lại độ chính xác rất cao.
Khi đã xác định bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng hay cả bàng quang. Ngoài ra còn có xét nghiệm về máu, về xương hay về chức năng thận cũng như chụp CT, MRI, X-Quang và PET Scan.
Hướng điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?
Để điều trị căn bệnh ung thư này, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho tình trạng của mỗi người. Có những người ở giai đoạn đầu rất dễ điều trị, nhưng nếu chẳng may ở giai đoạn tiến triển xa thì người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu cho căn bệnh nguy hiểm này. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ phần cổ tử cung, cắt các mô xung quanh và một ít phần trên của âm đạo, quan trọng nhất là giữ lại phần tử cung.
Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung và tử cung, đồng thời có thể cắt luôn cả buồng trứng hay ống dẫn trứng, điều này sẽ khiến người phụ nữ không còn khả năng sinh con nữa.
Đôi khi phẫu thuật đoạn chậu sẽ được thực hiện, cũng làm cho người bệnh không còn khả năng làm mẹ khi phải cắt toàn bộ từ cổ tử cung, tử cung đến cả phần buồng trứng và thậm chí cả phần âm đạo.
Xạ trị
Xạ trị được thực hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì phải kết hợp cả xạ trị và hóa trị để giảm đau và hạn chế chảy máu. Xạ trị được thực hiện bằng cách chiếu tia phóng xạ vào khu vực bị bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị
Hóa trị là đưa các loại thuốc đặc biệt vào cơ thể người bệnh và tùy vào tình trạng của ung thư mà bác sĩ có thể kết hợp xạ trị với hóa trị.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung như:
- Tiêm vaccine HPV: Bạn nên tiêm phòng HPV để ngăn ngừa virus gây ung thư.
- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế thức khuya hay thức ăn cay, mặn, nhiều dầu.
- Không nên “yêu” khi chưa đủ tuổi.
- Không sử dụng nhiều thuốc tránh thai (kể cả loại hằng ngày và khẩn cấp)
- Giữ vệ sinh sạch sẽ “cô bé” hằng ngày.
Đọc thêm các bài viết hay tại đây:
- Top 7 thực phẩm lọc sạch phổi phòng bệnh đường hô hấp
- 5 lợi ích tuyệt vời về sức khỏe mà hạt đậu đen mang lại cho bạn
- 8 lý do bạn không nên bỏ qua đu đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày
Hy vọng rằng qua bài viết ung thư cổ tử cung và những điều phụ nữ cần biết đã giúp các bạn có thêm thông tin về ung thư cổ tử cung nhé! Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống!
source https://bloganchoi.com/ung-thu-co-tu-cung-nhung-dieu-phu-nu-can-biet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét