Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Thuốc đặc trị COVID-19: Triển vọng mới đang tới, còn những thuốc hiện có thì sao?

Đại dịch COVID-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà y học hiện đại từng phải đối mặt. Các bác sĩ và nhà khoa học trên khắp thế giới đang cố gắng tìm ra thuốc đặc trị COVID-19 có thể cứu sống người bệnh và thậm chí ngăn ngừa nhiễm bệnh ngay từ đầu.

Nhiều hãng dược sắp hoàn thành thử nghiệm thuốc đặc trị COVID-19

Cuối tháng 9 mới đây, hãng dược Pfizer cho biết họ đã bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn loại thuốc kháng virus đường uống được chế tạo với mục đích ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 ở những người đã tiếp xúc với virus. Các hãng dược khác như Merck & Co có trụ sở tại Mỹ và Roche Holding AG của Thụy Sĩ cũng đang chạy đua để tạo ra thuốc đặc trị COVID-19.

Chúng ta sắp có thuốc đặc trị COVID-19? (Ảnh: Internet).
Chúng ta sắp có thuốc đặc trị COVID-19? (Ảnh: Internet).

Nghiên cứu của Pfizer sẽ kiểm tra tác dụng của loại thuốc có tên PF-07321332 đối với 2.660 người tham gia là người lớn khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên có người thân trong gia đình được xác nhận đã bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng.

Thuốc PF-07321332 được thiết kế để tác động vào một enzym quan trọng giúp virus nhân lên. Trong nghiên cứu này, nó sẽ được sử dụng cùng với liều thấp ritonavir, một loại thuốc từ lâu được sử dụng rộng rãi trong các công thức phối hợp điều trị nhiễm HIV. Ngoài ra Pfizer cũng đã bắt đầu một nghiên cứu khác về PF-07321332 ở bệnh nhân người lớn có triệu chứng nhưng không nhập viện.

Pfizer không phải là hãng duy nhất đang thử nghiệm thuốc trị COVID-19 (Ảnh: Internet).
Pfizer không phải là hãng duy nhất đang thử nghiệm thuốc trị COVID-19 (Ảnh: Internet).

Hãng dược Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics đã thử nghiệm giai đoạn cuối đối với loại thuốc có tên molnupiravir để ngăn ngừa COVID-19, ngoài ra cũng thử nghiệm giai đoạn cuối ở những bệnh nhân không nhập viện để xem thuốc này có làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong hay không.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy molnupiravir có hiệu quả chống lại các biến thể đã biết của virus, bao gồm cả Delta. Vì thuốc này không nhắm vào protein gai của virus giống như tất cả các loại vaccine COVID-19 hiện nay – vốn là vị trí tạo ra điểm khác biệt giữa các biến thể – nên sẽ giữ được hiệu quả khi virus ngày càng biến đổi.

Hãng Merck cũng sắp hoàn thành thử nghiệm thuốc trị COVID-19 (Ảnh: Internet).
Hãng Merck cũng sắp hoàn thành thử nghiệm thuốc trị COVID-19 (Ảnh: Internet).

Molnupiravir tấn công vào enzyme polymerase của virus, thành phần cần thiết để virus nhân lên, kết quả là xuất hiện các sai sót trong mã di truyền của virus khiến nó không thể tồn tại hoặc gây hại như bình thường. Dữ liệu của Merck cho thấy thuốc có hiệu quả cao nhất nếu được sử dụng sớm sau khi nhiễm virus.

Hồi đầu năm nay, Merck cho biết một thử nghiệm nhỏ ở giai đoạn giữa đã phát hiện ra rằng sau 5 ngày điều trị bằng molnupiravir, không bệnh nhân nào có kết quả dương tính với COVID-19 khi dùng thuốc với các liều khác nhau, trong khi có 24% bệnh nhân dùng giả dược đã dương tính.

Merck hiện đang tiến hành 2 thử nghiệm giai đoạn 3 về loại thuốc kháng virus hợp tác sản xuất với Ridgeback Biotherapeutics, một thử nghiệm để điều trị COVID-19 và một thử nghiệm khác để phòng ngừa. Theo dự tính, nghiên cứu điều trị giai đoạn 3 sẽ kết thúc vào đầu tháng 11 tới.

Hiện tại đã có phương thuốc nào hiệu quả với COVID-19?

Hiện vẫn chưa có cách chữa trị COVID-19 thật sự hiệu quả, chỉ có duy nhất một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có tên remdesivir đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) phê duyệt dùng tại Mỹ, nhưng nghiên cứu cho thấy tác dụng của nó có thể chỉ rất khiêm tốn.

Thuốc Remdesivir đã được FDA cấp phép để điều trị COVID-19 (Ảnh: Internet).
Thuốc Remdesivir đã được FDA cấp phép để điều trị COVID-19 (Ảnh: Internet).

FDA cũng đã cho phép sử dụng khẩn cấp một vài phương pháp điều trị khác, trong đó một số vẫn chưa có bằng chứng hiệu quả từ các thử nghiệm quy mô lớn. Rất nhiều phương pháp điều trị tiềm năng khác cũng đang được nghiên cứu, nhưng hầu hết mới chỉ ở giai đoạn đầu.

Trước tiên hãy tìm hiểu về những khái niệm được gán cho từng loại thuốc:

  • Được sử dụng rộng rãi: Các phương pháp đã được sử dụng rộng rãi bởi các bác sĩ và y tá để điều trị bệnh nhân nhập viện vì các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, bao gồm cả COVID-19.
  • Bằng chứng hứa hẹn: Bằng chứng ban đầu từ các nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy hiệu quả, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Trong nhóm này có các phương pháp điều trị đã cho thấy giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tăng tỷ lệ phục hồi trong ít nhất một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.
  • Bằng chứng chưa chắc chắn: Phương pháp cho kết quả tiềm năng trên tế bào hoặc động vật trong phòng thí nghiệm, nhưng chưa được xác nhận ở người; hoặc kết quả đáng khích lệ trong các nghiên cứu hồi cứu ở người; hoặc kết quả khác nhau trong các thí nghiệm khác nhau, do đó cần các nghiên cứu lớn hơn, được thiết kế chặt chẽ hơn để xác định rõ.
  • Không khuyến khích: Các bằng chứng ban đầu cho thấy phương pháp không hiệu quả.
  • Giả khoa học hay lừa đảo: Không phải là phương pháp điều trị mà các nhà nghiên cứu đã từng xem xét đối với COVID-19. Các chuyên gia đã cảnh báo không nên thử vì không giúp chống lại bệnh mà có thể gây nguy hiểm. Một số người thậm chí đã bị bắt vì bịa đặt về cách chữa COVID-19.
  • Có bằng chứng trên tế bào, động vật hoặc con người: Các khái niệm này cho biết bằng chứng hiệu quả điều trị đúng với đối tượng nào. Các nhà nghiên cứu thường bắt đầu thí nghiệm trên tế bào, sau đó chuyển sang động vật, nếu có hiệu quả thì mới cân nhắc thử nghiệm trên người.
Bất kỳ loại thuốc nào cũng phải qua thử nghiệm khắt khe mới có thể sử dụng chính thức (Ảnh: Internet).
Bất kỳ loại thuốc nào cũng phải qua thử nghiệm khắt khe mới có thể sử dụng chính thức (Ảnh: Internet).

Dưới đây là 25 phương pháp điều trị COVID-19 được nhắc đến nhiều nhất, một số đang được thử nghiệm cho thấy có hiệu quả, nhưng hầu hết vẫn đang nghiên cứu giai đoạn đầu. Đặc biệt hãy lưu ý một số tin đồn sai sự thật – những “phương pháp” không hề có hiệu quả mà thậm chí có thể gây nguy hiểm.

Các thuốc ngăn virus xâm nhập và nhân lên

1. Remdesivir

  • Có bằng chứng trên tế bào, động vật hoặc con người
  • Được sử dụng rộng rãi
  • Được FDA phê duyệt

2. Molnupiravir

  • Có bằng chứng trên tế bào, động vật hoặc con người
  • Bằng chứng hứa hẹn
Thuốc molnupiravir của hãng Merck (Ảnh: Internet).
Thuốc molnupiravir của hãng Merck (Ảnh: Internet).

3. Favipiravir (còn có tên là Avigan)

  • Có bằng chứng trên tế bào, động vật hoặc con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn
Thuốc favipiravir (Ảnh: Internet).
Thuốc favipiravir (Ảnh: Internet).

4. PF-07321332

  • Bằng chứng chưa chắc chắn
Thuốc PF-07321332 của hãng Pfizer (Ảnh: Internet).
Thuốc PF-07321332 của hãng Pfizer (Ảnh: Internet).

5. ACE-2 tái tổ hợp

  • Bằng chứng trên tế bào và động vật
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

6. Ivermectin

  • Bằng chứng trên tế bào và con người
  • Không khuyến khích

7. Oleandrin

  • Bằng chứng trên tế bào
  • Không khuyến khích

8. Lopinavir và ritonavir

  • Bằng chứng trên tế bào và con người
  • Không khuyến khích

9. Hydroxychloroquine và chloroquine

  • Bằng chứng trên tế bào, động vật và con người
  • Không khuyến khích

Các thuốc và phương pháp “bắt chước” hệ miễn dịch

10. Kháng thể đơn dòng

  • Bằng chứng trên tế bào, động vật và con người
  • Được sử dụng rộng rãi
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

11. Huyết tương từ người đã khỏi bệnh

  • Bằng chứng trên tế bào và con người
  • Bằng chứng chưa rõ ràng
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

12. Interferon

  • Bằng chứng trên tế bào, động vật và con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

Các thuốc và phương pháp làm giảm bớt phản ứng quá mức của cơ thể

13. Dexamethasone

  • Bằng chứng trên con người
  • Được sử dụng rộng rãi

14. Chất ức chế cytokine

  • Bằng chứng trên con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

15. Tế bào gốc

  • Bằng chứng trên con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

16. Colchicine

  • Bằng chứng trên con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

17. Hệ thống lọc máu

  • Bằng chứng trên con người
  • Không khuyến khích
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

18. Azithromycin

  • Bằng chứng trên con người
  • Không khuyến khích
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

Các phương pháp khác được áp dụng cho bệnh nhân COVID-19

19. Nằm sấp

  • Được sử dụng rộng rãi
Tư thế nằm sấp giúp hô hấp dễ dàng hơn (Ảnh: Internet).
Tư thế nằm sấp giúp hô hấp dễ dàng hơn (Ảnh: Internet).

20. Các thiết bị và máy móc hỗ trợ hô hấp

  • Được sử dụng rộng rãi
  • Được cấp phép sử dụng khẩn cấp

21. Chất chống đông máu

  • Bằng chứng trên con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

22. Bổ sung vitamin và khoáng chất

  • Bằng chứng trên con người
  • Bằng chứng chưa chắc chắn

Các “phương pháp” sai lệch và lừa đảo

23. Uống hoặc tiêm các chất khử trùng

  • Cảnh báo: Tuyệt đối không được làm

24. Tia UV

  • Cảnh báo: Không có bằng chứng

25. Kim loại bạc

  • Cảnh báo: Không có bằng chứng

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc và phương pháp điều trị COVID-19 hiện có. Hy vọng chúng ta sẽ sớm tìm ra thuốc đặc trị COVID-19 để đẩy lùi đại dịch và trở lại cuộc sống bình thường.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!



source https://bloganchoi.com/thuoc-dac-tri-covid-19/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét