Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Thách bạn kể đúng tên tứ đại mỹ nam của Trung Quốc gồm những ai?

Hỏi đến tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc ai cũng biết rõ vì quá nổi tiếng rồi. Nhưng bạn có thể kể tên tứ đại mỹ nam nổi tiếng của Trung Quốc là những ai không?

1. Phan An

Phan An tự An Nhân, là một nhà văn thời Tây Tấn và ông được coi như “đệ nhất mỹ nam” trong tứ đại mỹ nam Trung Quốc. Trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không ai được người đời phong tặng cho danh hiệu “đệ nhất mỹ nhân” nhưng trong tứ đại mỹ nam, Phan An lại được coi như người đứng đầu về nhan sắc cũng đủ hiểu vẻ đẹp của Phan An được người đời ca tụng như thế nào.

Tương truyền rằng, mỗi lần ra phố, Phan An đều được rất nhiều cô gái để ý và vây quanh bởi vẻ ngoài của mình. Vì để làm quen, các cô gái đã không ngừng ném trái cây vào xe gây sự chú ý của Phan An. Nhiều người nói, đây chính là nguồn gốc của câu nói “ném quả đầy xe”.

Phan An được mệnh danh là "Hoa Vương cổ đại" nhờ vẻ ngoài đẹp mã (Nguồn: Internet).
“Hoa vương cổ đại” là biệt danh mọi người đặt cho Phan An (Nguồn: Internet).

Tuy có vẻ ngoài đẹp mã nhưng số phận của “Hoa vương cổ đại” Phan An không hề được “An” như tên gọi. Thời bấy giờ, trong triều đình thế lực của gia tộc Giả thị của hoàng hậu Giả Nam Phong vô cùng lớn mạnh. Vì muốn lật đổ Thái tử và mẹ ruột của Thái tử, Giả Nam Phong đã mượn tay Phan An lừa lúc Thái tử đang say, viết nên một bản tế tạo phản.

Mưu sự đã thành, Thái tử và mẹ ruột đều bị xử tử, Giả hoàng hậu lên nắm quyền nhưng nhanh chóng bị lật đổ. Sau đó, Triệu Vương Tư Mã Luân dẹp loạn lên nắm quyền, ông cho truy bắt Phan An, tru di tam tộc. Vì dính vào con đường “chính trị” mà Phan An đã phải nhận một cái kết bi thảm không chỉ cho riêng mình mà còn liên lụy đến dòng tộc. Thảm thương cho số phận đệ nhất mỹ nam Trung Quốc.

2. Tống Ngọc

Tống Ngọc trong các tác phẩm văn học Trung Quốc được miêu tả là một người có tướng mạo xuất chúng, văn thơ đầy mình và thêm cả tài ăn nói khéo léo đến mức gọi là “xảo ngôn”.

Tống Ngọc do "xảo ngôn" nên đã vô duyên với chốn quan trường (Nguồn: Internet).
Tống Ngọc do “xảo ngôn” nên đã vô duyên với chốn quan trường (Nguồn: Internet).

Tương truyền rằng, Đăng Đồ Tể tố Tống Ngọc háo sắc trước mặt Sở Vương. Để chứng minh mình không háo sắc, Tống Ngọc đã nói với Sở Vương rằng cô thiếu nữ nhà bên nhà mình mới là người có nhan sắc “tuyệt thế vô song”, nhưng cô ấy nhìn trộm 3 năm mà Tống Ngọc vẫn dửng dưng không động lòng. Ngược lại, Đăng Đồ Tể có một người vợ xấu xí, dị hợm nhưng hai người vẫn có đến 5 người con, chứng tỏ Đăng Đồ Tể mới là người háo sắc. Quả thật, việc Đăng Đồ Tể chung thủy với vợ là một điều hiếm thấy trong xã hội xưa nhưng qua miệng của Tống Ngọc lại trở thành người háo sắc, điều đó đủ chứng minh khả năng ăn nói có phần “xảo ngôn” của Tống Ngọc.

Sở Vương tuy trọng tài của Tống Ngọc nhưng do tài ăn nói quá phần xảo quyệt, thâm sâu nên ông không có duyên với trốn quan trường. Sau này ông rời khỏi hoàng cung quay về quê hương rồi qua đời trong tiếc hận.

3. Lan Lăng Vương

Lan Lăng Vương Cao Trường Cung nổi danh là “chiến thần” thời Bắc Tề. Lớn lên trong gia đình nhà tướng, Lan Lăng Vương từ sớm đã lên chiến trường chống giặc giành nhiều chiến công.

Mưu dũng, thiện chiến nhưng Lan Lăng Vương Cao Trường Cung lại mang tiếng mưu phản mà chết hận (Nguồn: Internet).
Mưu dũng, thiện chiến nhưng Lan Lăng Vương Cao Trường Cung lại mang tiếng mưu phản mà chết hận (Nguồn: Internet).

Nổi tiếng mưu dũng, thiện chiến nhưng nhan sắc tuyệt mỹ của Lan Lăng Vương không có nét mạnh mẽ, nam tính mà có phần giống một nữ nhân. Ông sở hữu gương mặt với làn da trắng, nhẹ nhàng, mong manh vì vậy mà khi lên chiến trường, ông luôn đeo một chiếc mặt nạ để che đi vẻ đẹp yếu ớt thay bằng bộ mặt dữ dằn để thị uy quân địch. Tuy dung mạo đẹp như hoa, luôn lập chiến công cho triều đình như sau này Lan Lăng Vương lại bị Hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là phản đồ và xử tử khi còn rất trẻ.

4. Vệ Giới

Vệ Giới là một danh sĩ cuối thời Tây Tấn. Ông sinh ra trong một gia đình có gia thế hiển hách. Gia tộc từ thời ông cụ nội, ngoại đến thời cha đều giữ nhiều chức quan to trong triều đình, ngay cả nhà vợ của ông cũng rất quyền thế. Cũng vì thế mà Vệ Giới từ nhỏ đã thông tuệ hơn mọi người.

Gia thế hiển hách, đầu óc thông tuệ nhưng Vệ Giới vẫn có một kết cục bi thảm (Nguồn: Internet).
Gia thế hiển hách, đầu óc thông tuệ nhưng Vệ Giới vẫn có một kết cục bi thảm (Nguồn: Internet).

Tuy vậy nhưng sức khỏe ông vốn yếu kém từ nhỏ. Sau này loạn lạc, trên đường đi Kiến Nghiệp nhiều người hâm mô tài năng, đức độ và nhan sắc của Vệ Giới mà kéo đến xem mặt ông. Do sức khỏe yếu, lại đi hành trình dài, Vệ Giới không trụ được và qua đời khi mới 27 tuổi. Nhiều đời sau vẫn truyền lại rằng, Vệ Giới qua đời vì bị nhìn quá nhiều nhưng dù thế nào thì Vệ Giới rất được coi trọng và ra đi trong sự tiếc nuối của người đương thời.

Tứ đại mỹ nam tuy có dung mạo cuốn hút nhưng kết cục so với tứ đại mỹ nhân không hơn là bao. Đây cũng coi như một sự tiếc hận cho kết cục của những con người nhan sắc hơn người nhưng số phận hẩm hiu trong thời phong kiến xưa.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc. Theo dõi và đánh giá các bài viết trong Chuyên mục Giải trí của BlogAnChoi để nhanh chóng cập nhật nhiều tin tức hay và “hot” nhé!



source https://bloganchoi.com/thach-ban-ke-dung-ten-tu-dai-my-nam-cua-trung-quoc-gom-nhung-ai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét