Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Phong tục Việt Nam xưa: Việc cưới xin và 7749 bước để rước nàng về dinh

Mục đích của việc cưới xin là cốt để duy trì gia thống (nòi giống gia đình), vậy nên việc cưới xin tuy là cá nhân nhưng lại chính là việc chung của cả gia đình, dòng họ.

Tuổi cưới xin: Phong tục Việt Nam truyền thống, tuổi cưới gả diễn ra khá sớm, dân gian có câu “nữ thập tam, nam thập lục”, nghĩa là con gái tuổi 13, con trai tuổi 16 đã phải tính chuyện thành gia lập thất. Những người hơn 20 tuổi chưa cưới gọi là muộn, thậm chí bị dân làng dè bỉu.

Tục lệ cưới xin của người Việt ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên trải qua quá trình tiếp xúc cha ông ta đã biến đổi, chỉ còn 4 nghi lễ chính: lễ chạm ngõ, lễ ăn giạm, lễ ăn hỏi và lễ nghênh hôn.

Việc cưới xin: Lễ chạm ngõ xưa

Nghi lễ này được tổ chức sau khi nhà trai quyết định lựa chọn cô gái về làm dâu, trong lễ này nhà trai mang sang nhà gái một số lễ vật gồm: trầu, cau, trà, rượu, hoa quả…

Một số nơi gọi lễ này là lễ xem mặt, vì đây là dịp để chàng trai và cô gái có dịp biết rõ về nhau hơn. Tục lệ người Việt xưa quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nên nhiều cặp vợ chồng đến lễ này mới biết mặt nhau. Đồng thời đây cũng là lễ để họ hàng nhà trai hiểu rõ hơn về gia cảnh, tính tình của nhà gái.

Đám cưới xưa nhiều nghi lễ (Nguồn: Internet).
Đám cưới xưa nhiều nghi lễ (Nguồn: Internet).

Hiện nay, tục lệ này vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.

Việc cưới xin: Lễ ăn giạm xưa

Lễ này còn có tên gọi là lễ vấn danh, được cử hành sau khi nhà gái đã ưng thuận việc hôn nhân của đôi trẻ. Ngày lễ nhà trai mang đến nhà gái đồ lễ và xin bản lộc mệnh, đây là tờ giấy ghi rõ ngày sinh, tháng đẻ của cô gái, để nhà trai tiện việc mang số mệnh của đôi trẻ đến gặp thầy cúng mà so số mệnh. Sau khi so tuổi, nếu số mệnh hợp thì việc hôn nhân chính thức được định đoạt, còn nếu không hợp thì nhà trai sẽ báo lại với nhà gái và việc hôn nhân dừng ở đây.

Thời gian từ lễ ăn giạm đến lễ ăn hỏi dài hay ngắn, phụ thuộc vào khả năng tài chính và phong tục của từng địa phương. Sau khi lễ ăn giạm được tiến hành, hai bên nhà trai gái có công có việc đều mời nhau, họ coi nhau như là đã chính thức thành thông gia.

Việc cưới xin: Lễ ăn hỏi xưa

Đây là lễ quan trọng trong việc hôn nhân. Lễ vật nhà trai biếu nhà gái bao gồm: bánh kẹo, hoa quả, trà rượu, trầu cau… Từ sau lễ này, nhà trai bắt đầu phải làm lễ sêu Tết vào những dịp hệ trọng hàng năm, đó là tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Cơm mới…

Một số địa phương, sau lễ này chàng trai phải về ở nhà gái để giúp mọi việc như một thành viên trong gia đình.

Cưới là việc hệ trọng (Nguồn: Internet).
Cưới là việc hệ trọng (Nguồn: Internet).

Việc cưới xin: Lễ nghênh hôn xưa

Lễ cưới tổ chức ở hai bên nhà trai và gái, thường nhà trai sẽ cử một đoàn người cùng chú rể sang nhà gái để rước dâu. Khi đi họ phải chọn giờ lành để xuất hành.

Đoàn người rước dâu gồm: một ông già hiền lành, vợ chồng còn song toàn, đông con nhiều cháu; người dẫn lễ; người đội mâm cau; người khiêng lợn; người khiêng rượu… Chú rể và bạn bè thì ăn vận lịch sử, kèm theo là những người họ hàng, người thân và bạn bè…

Đoàn rước dâu (Nguồn: Internet).
Đoàn rước dâu (Nguồn: Internet).

Đến nhà vợ, nhà trai xin phép vào nhà gái, họ chọn giờ đẹp và thậm chí có nơi còn thử tài nhà trai. Sau khi vượt qua được các cửa ải, vào trong nhà nhà trai bày lễ vật ra và nhà gái cử người ra đón. Tiếp đó nhà gái cho thắp hương, rồi báo với tổ tiên.

Tiếp theo là lễ mừng bố mẹ, chú rể và cô dâu phải làm lễ mừng bố mẹ vợ, các bậc trên như ông bà, cụ kỵ… Những nghi lễ này được thực hiện với mục đích tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của phụ mẫu.

Sau đó chàng rể được đưa đi mời trầu từng người trong họ, mục đích để họ hàng nhận mặt nhau.

Khi mọi việc đã hoàn thành, nhà trai được phép rước dâu về nhà.

Lễ bên nhà chồng. Đôi vợ chồng cũng chọn giờ lành để vào nhà, làm lễ gia tiên, nhận mặt họ hàng nhà chồng.

Bên cạnh những nghi lễ chính trên, lễ cưới còn có những tục lệ sau: Sêu Tết, lễ tơ hồng, mừng cưới, báo hỷ, tiệc cưới, lễ động phòng, nhị hỷ, tứ hỷ…

Cưới là việc hỷ (Nguồn: Internet).
Cưới là việc hỷ (Nguồn: Internet).

Đọc bài viết cùng chuyên mục tại:

Các bạn hãy theo dõi mục mục Giải trí của BlogAnChoi để đón đọc những bài viết thú vị về phong tục Việt Nam xưa nhé.



source https://bloganchoi.com/phong-tuc-viet-nam-xua-viec-cuoi-xin/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét