Củ sắn (khoai mì) chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Nhưng nếu không biết cách, vô tình bạn sẽ biến món ăn đặc sản ấy thành chất độc. Cùng theo dõi bài viết Nguy hiểm khi ăn sắn sai cách và mách bạn cách chế biến sắn an toàn để không mắc phải những sai lầm nguy hiểm ấy nhé!
Nguy hiểm khi ăn sắn sai cách
Củ sắn (khoai mì) là loại thực phẩm từng được coi là “của nhà nghèo”. Trước đây vẫn nghe các bà các mẹ kể về ký ức những ngày ăn cơm độn khoai sắn. Giờ đây, củ sắn đã trở thành món ăn phổ biến cả với dân thành thị.
Sắn có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu tinh bột, calo, vitamin C và nhiều loại khoáng chất quan trọng như thiamine, riboflavin và niacin. Tuy nhiên trong củ sắn lại có chứa một loại chất độc cực kỳ nguy hiểm có tên: Axit cyanhydric (HCN). Tùy từng giống sắn và nơi trồng khác nhau mà chúng sẽ có hàm lượng chất độc này khác nhau. Trong đó sắn cao sản, loại cho năng suất cao thường được người dân trồng nhiều cho chăn nuôi có độc tố cao hơn giống sắn ngọt.
Axit cyanhydric nằm chủ yếu ở vỏ sắn, sau đó đến hai đầu củ và xơ. Chúng tác động đến chức năng tuyến giáp và gây tổn thương cho các cơ quan, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu hàm lượng axit cyanhydric vào cơ thể quá lớn.
Khi chế biến sắn làm thực phẩm, bạn cần chú ý tránh những thói quen sai lầm sau:
- Ăn sống
- Chỉ luộc chín tới
- Ăn cả vỏ
- Ăn quá nhiều cùng một lúc
Người bị ngộ độc sắn ở mức độ nhẹ sẽ có các biểu hiện như chóng mặt buồn nôn, ngứa ngáy… Mức độ nặng hơn sẽ là run, co giật, hạ huyết áp và trường hợp tệ nhất là hôn mê dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mách bạn cách chế biến sắn an toàn
Ngâm sắn trong nước nếu làm những món sắn tươi. Sắn tươi rất nguy hiểm nếu bạn ăn luôn khi vừa thu hoạch. Tuy nhiên nếu vẫn muốn thưởng thức món ăn này theo cách bổ dưỡng tươi sống, bạn hãy ngâm sắn trong nước. Những điều cần lưu ý:
1. Gọt sạch vỏ, chỉ giữ lại phần thân củ trắng và rửa sạch
Ngâm sắn trong nước sạch ở nhiệt độ bình thường trong thời gian tối thiểu 2 ngày. Khoảng 3 đến 4 giờ thay nước một lần. Trước khi ăn rửa lại sắn với nước sạch một lần nữa.
2. Chế biến thành những món chín
Nấu chín sắn vẫn là phương pháp an toàn nhất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho bạn khi sử dụng sắn tươi. Sắn có thể chế biến thành nhiều món như hấp, luộc, đồ xôi, làm bánh…
3. Làm thành bột sắn
Trong quá trình tạo thành bột sắn, hàm lượng chất độc axit cyanhydric đã giảm đi một lượng đáng kể. Ngoài ra thêm thao tác nấu chín, chiên, rán bột thì sắn lúc này trở thành món ăn cực kỳ bổ dưỡng và an toàn.
4. Chú ý chọn sắn an toàn trước khi chế biến
- Không ăn sắn khi đói.
- Không ăn cùng một lúc quá nhiều sắn. Nên ăn kèm với nhiều loại thực phẩm khác như đường, mật để trung hòa chất độc của axit cyanhydric.
- Không sử dụng những củ sắn trồng lâu năm vì lúc này chúng đã tạo thành nhiều xơ, có rất ít tinh bột.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi nên hạn chế ăn sắn vì đây là hai nhóm người hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể nếu chúng ta sử dụng chúng đúng cách, còn nếu không sẽ gây nên những nguy hiểm khôn lường. Hy vọng những kiến thức tổng hợp trong bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích tới các bạn.
Đừng quên thường xuyên theo dõi BlogAnChoi và chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người nhé!
Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn sẽ quan tâm:
- 5 loại củ khi đã mọc mầm tuyệt đối không nên ăn, hãy cẩn thận kẻo ngộ độc nguy hiểm!
- Nguy hiểm khi ăn trứng sai cách và những điều cần biết để tránh mang thêm bệnh vào người
- 5 sai lầm khi ăn gừng có thể biến “thuốc bổ” trở thành “thuốc độc” – Bạn có đang mắc phải không?
- Tự tay nấu nước đậu đen: Tuyệt chiêu giúp đẹp da, giảm cân cực kỳ hiệu quả!
source https://bloganchoi.com/nguy-hiem-khi-an-san-sai-cach-cach-che-bien-san-an-toan/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét