Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Xông hơi tại nhà như thế nào là đúng cách – Những lưu ý quan trọng bạn cần nhớ

Xông hơi là một trong những phương pháp dân gian đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao và đặc biệt hiệu quả mang lại rất tích cực. Xông hơi giải cảm, giảm ho, giúp lưu thông và tuần hoàn máu. Tuy nhiên bất kì phương pháp nào nếu không nắm vững các kiến thức cơ bản có thể dẫn đến sự cố khó lường. Mùa dịch COVID-19 hoành hành, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những người thân trong gia đình, mong bạn đừng bỏ qua bài viết Xông hơi tại nhà đúng cách – Những lưu ý quan trọng cần biết nhé!

1. Những lợi ích khi xông hơi

Theo tổng hợp thông tin từ các bác sĩ, phương pháp xông hơi có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh hô hấp (trong đó có COVID-19) như sổ mũi, cảm, ho, khó thở, v.v.

Xông hơi là phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu đời (Ảnh: Internet).
Xông hơi là phương pháp dân gian được sử dụng từ lâu đời (Ảnh: Internet).

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ thuộc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, nguyên lý chung của phương pháp xông hơi là tăng nhiệt độ cơ thể để kích thích bài tiết mồ hôi, tăng thông khí vùng mũi họng. Hơi nóng của nước kết hợp với hoạt tính kháng sinh và tinh dầu của các loại thảo dược giúp vùng mũi họng được sát khuẩn, hệ hô hấp tăng thông khí, chống nhiễm khuẩn, tiết mồ hôi, cơ thể được thải độc, kích thích tuần hoàn máu tại chỗ, thư giãn tinh thần, v.v.

Các nghiên cứu của lương y Bùi Đắc Sáng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cũng chỉ ra rằng: khi xông hơi, các hoạt chất của dược liệu hòa vào hơi nước nên được đưa vào đường hô hấp dễ dàng, làm thông suốt đường thở, giảm đau, giảm tiết nhầy, giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó thở, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu, nhẹ nhõm.

Xông hơi đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)
Xông hơi đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

2. Phân loại các kiểu xông hơi

Xông hơi có nhiều loại khác nhau nhưng thường được chia thành hai nhóm chính là xông hơi khô và xông hơi ướt.

  • Xông hơi khô: Là phương pháp sử dụng nhiệt khô, làm nóng các dụng cụ xông (thường là đá) với nhiệt độ khoảng 600 độ C, sau đó chế hỗn hợp tinh dầu tạo mùi hương. Khi xông hơi khô, các lỗ chân lông được giãn nở, giúp đào thải độc tố của cơ thể. Ngoài ra, hơi nóng từ đá xông và tinh dầu còn hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng.
Xông hơi khô cần nguyên liệu chính là đá sạch (Ảnh: Internet).
Xông hơi khô cần nguyên liệu chính là đá sạch (Ảnh: Internet).
  • Xông hơi ướt: Sử dụng nước, với thiết bị là nồi hơi làm nóng nước cùng các thảo dược, làm thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện lưu thông máu. Hơi nước thoát ra theo các đường hô hấp giúp sát khuẩn mũi họng, lỗ chân lông giãn nở sẽ điều tiết các độc tố, cặn bã từ cơ thể ra ngoài.
Xông hơi ướt (Ảnh: Internet).
Xông hơi ướt (Ảnh: Internet).

Nguyên lý hoạt động khác nhau nên tại các cơ sở xông hơi chuyên nghiệp, phòng xông hơi khô và xông hơi ướt cũng được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên công dụng chung mang lại đều rất tốt cho sức khỏe.

3. Hướng dẫn cách xông hơi ướt tại nhà đúng cách

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3 chia sẻ những thông tin bổ ích như sau:

Nguyên liệu:

Sử dụng các loại lá dân gian đơn giản, dễ tìm:

  • Các loại lá có tác dụng kháng sinh: Lá hành, lá tỏi, lá kim ngân, bồ công anh, v.v.
  • Các loại lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, trúc, lá du, v.v.
  • Các loại lá có tính sát trùng: Lá chanh, bưởi, bạc hà, tía tô, kinh giới, sả, hương nhu, v.v.
Nguyên liệu xông hơi là các loại lá tự nhiên (Ảnh: Internet).
Nguyên liệu xông hơi là các loại lá tự nhiên (Ảnh: Internet).
Nồi nước xông hơi (Ảnh: Internet).
Nồi nước xông hơi (Ảnh: Internet).

Cách làm:

  • Chuẩn bị lá xông, rửa thật sạch. Có thể chọn nhiều loại lá xông một lần, mỗi thứ một nắm nhỏ khoảng 500 gram. Chú ý chọn lá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu cho một lần xông (Ảnh: Internet).
Có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu cho một lần xông (Ảnh: Internet).
  • Đun sôi lá với khoảng 2 đến 3 lít nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút. Với những loại lá có chất tinh dầu như lá bưởi, chanh thì bạn cho vào sau khi nước đã sôi nhé, để hạn chế tình trạng tinh dầu bay hơi khi để quá lâu trong nước sôi.
Đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút (Ảnh: Internet).
Đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút (Ảnh: Internet).
  • Chuẩn bị khăn trùm loại to, có thể trùm kín cả mặt (nếu xông mặt) hoặc cơ thể (nếu xông toàn thân).
  • Trùm chăn kín khu vực cần xông với lượng nước vừa đun trong khoảng 10 đến 20 phút. Bạn nhớ lưu ý thật cẩn thận để tránh bị bỏng nước trong quá trình xông hơi nhé.

Sau khi xông hơi xong hãy lau sạch mồ hôi, thay đồ và uống một ly trà gừng hoặc nước ấm để làm ấm cơ thể từ bên trong. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đang xông hơi ra nhiệt độ bên ngoài.

4. Một số lưu ý khi xông hơi

  • Làm sạch cơ thể để tránh các tạp chất như mỹ phẩm, bụi bẩn đồng thời các tinh chất cũng sẽ dễ dàng hấp thu qua lỗ chân lông hơn.
  • Một số đối tượng không nên xông hơi: Trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có các bệnh nền như huyết áp, thiếu máu não, bệnh thận, tiểu đường, suy tim, v.v. để tránh tình trạng mất nước cho cơ thể.
  • Không phải lúc nào xông hơi cũng tốt, một số trường hợp có vấn đề về sức khỏe và tâm lý như người mất nước và chất điện giải, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, khô da, v.v. không nên thực hiện. Những người đang mắc các bệnh về da cũng được khuyên không nên sử dụng phương pháp vì làn da đang tổn thương, có thể mắc thêm các biến chứng không đáng có.
  • Thời gian xông hơi không nên dài quá 15 phút và lưu ý bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể.
Nắm vững kiến thức để xông hơi an toàn, mang lại hiệu quả cao (Ảnh: Internet).
Nắm vững kiến thức để xông hơi an toàn, mang lại hiệu quả cao (Ảnh: Internet).

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn sẽ quan tâm:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các độc giả của BlogAnChoi luôn mạnh khỏe rạng rỡ nhé!



source https://bloganchoi.com/xong-hoi-tai-nha-dung-cach/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét