Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Sang chấn vì group “Ghét cha mẹ” gần 5K thành viên: Chửi mắng, nguyền rủa cha mẹ

Mới đây cộng đồng mạng một lần nữa sốc đến sang chấn vì group “Ghét cha mẹ” với hàng nghìn thành viên cùng loạt phát ngôn cực kỳ phản cảm. Hội phụ huynh đọc được chắc muốn suy tim.

Trên Facebook hay các mạng xã hội khác có đến hàng triệu group khác nhau ở đủ mọi lĩnh vực, chủ đề, thể loại như các group đu idol, group phim hay các hội nhóm cộng đồng như Yêu Bếp hay Ghét Bếp, hội Nói xấu chó mèo… Và cũng chẳng thiếu những group rất “dời ơi đất hỡi” như Hội những người yêu nồi cơm điện, hội Nghèo…

Nhưng với sự phát triển của mạng xã hội, tự do ngôn luận không được kiểm soát, rất nhiều group độc hại cũng ra đời, trở thành nơi để các thành viên mắng chửi, nguyền rủa người khác như các hội nhóm anti. Và mới đây, các bậc phụ huynh lại phải bàng hoàng bởi sự xuất hiện của group “Hội những người ghét cha mẹ” gần 5K thành viên với nội dung phản cảm, gây sốc đến sợ hãi.

Có gì trong group Ghét cha mẹ gần 5K thành viên?

Group kín ghét cha mẹ gần 5K thành viên. (Ảnh: Internet)
Group công khai ghét cha mẹ gần 5K thành viên. (Ảnh: Internet)

“Hội những người ghét cha mẹ” – gọi tắt là group Ghét cha mẹ tên sao ý nghĩa vậy, là nơi để những người con thể hiện sự ghét bỏ đối với cha mẹ mình.

Thực tế, bố mẹ với con cái luôn luôn có những mâu thuẫn không thể giải quyết hay hòa giải. Những đứa con ở độ tuổi nào cũng có sự bức xúc, tức giận và không bằng lòng về bố mẹ mình. Bởi vậy, group Ghét cha mẹ chính là nơi để bọn họ cùng nhau than vãn, kể lể, tâm sự về vấn đề của mình.

Nhưng với cái tên group là “ghét cha mẹ” thì hội nhóm này ngay từ đầu đã thúc đẩy xu hướng tiêu cực của các thành viên trong nhóm. Bọn họ không chỉ là chia sẻ tâm sự nữa, mà là mắng chửi, trút giận, xỉ vả bố mẹ, người thân, thậm chí nguyền rủa và hả hê khi bố mẹ bị ốm, bị tai nạn.

Những bài viết mang tính bạo lực, lời lẽ gây sốc của các thành viên trong group Ghét cha mẹ. (Ảnh: Internet)
Những bài viết mang tính bạo lực, lời lẽ gây sốc của các thành viên trong group Ghét cha mẹ. (Ảnh: Internet)
Thậm chí người con 19 tuổi còn hả hê khi mẹ bị tai nạn. (Ảnh: Internet)
Thậm chí người con 19 tuổi còn hả hê khi mẹ bị tai nạn. (Ảnh: Internet)
Những lời than vãn về cha mẹ, thậm chí là xúi giục hành vi sai trái như trộm cắp, bạo lực...(Ảnh: Internet)
Những lời than vãn về cha mẹ, thậm chí là xúi giục hành vi sai trái như trộm cắp, bạo lực…(Ảnh: Internet)

Sau khi đọc một lượt các bài đăng trong group Ghét cha mẹ này, có thể thấy những vấn đề bức xúc, khó chịu và ấm ức tức giận của các thành viên đều là chuyện thường thấy ở mọi gia đình. Đó là sự ấm ức vì bị đàn áp, bắt học cái này bắt làm cái kia. Đó là sự tức giận vì bị phân biệt đối xử, hay sự thù hận vì bị đánh mắng, bị bạo hành…

Bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua những cảm xúc tiêu cực đó. Nhưng điều đáng sợ ở group này là tính độc hại của nó, khi các bài viết luôn mang tính kích động, bạo lực cùng lời lẽ tục tĩu hay thậm chí là độc ác khiến người đọc mà sởn cả da gà vì không nghĩ những cô cậu học sinh cấp 1, cấp 2 lại có thể có những suy nghĩ, lời lẽ như vậy.

Phản ứng của phụ huynh khi biết đến group Ghét cha mẹ

Thực ra các bậc cha mẹ cũng biết con cái tức giận với mình, thậm chí đôi lúc ghét mình vì ngăn cấm, bắt ép chúng làm điều trái ý muốn. Nhưng có lẽ không bố mẹ nào có thể tưởng tượng được đứa con mình sinh ra, nuôi lớn lại có thể viết ra những dòng chữ kinh khủng như vậy.

Khi con cái sai, lỗi một phần cũng do cha mẹ không đúng. (Ảnh: Internet)
Khi con cái sai, lỗi một phần cũng do cha mẹ không đúng. (Ảnh: Internet)

Cô H. (40 tuổi) chia sẻ rằng bản thân rất sốc khi vừa đọc qua những bài đăng của các “con cái” trong group này: “Tôi không hiểu nổi các bạn trẻ ngày nay được cha mẹ cho đi học để tiếp nhận giáo dục và kiến thức để làm gì rồi đem chữ nghĩa lên mạng xã hội “chửi cha mắng mẹ” như thế.

Còn cô H.N khi đọc những dòng chia sẻ đến rợn người này thì phân tích vấn đề theo 2 chiều hướng: “Tôi thấy buồn. Buồn cho những bậc cha mẹ và buồn cả cho những đứa con. Họ đều là những người vô cảm. Cha mẹ thì không chú ý đến cảm xúc của con cái và chỉ dùng đòn roi, chửi bới, coi đó là phương pháp giáo dục tốt cho họ. Từ đây, vô hình trung tạo ra một thế hệ khiếm khuyết cảm xúc.

Còn con cái thì ỷ lại cha mẹ, đòi hỏi sự tự do quá đà, quá trớn, sự ích kỉ và chỉ muốn được hưởng thụ tạo nên “cái tôi” quá lớn, không coi ai ra gì. Tuy nhiên, cũng phải nói một phần đến sự phát triển của MXH, nó khiến sự kết nối giữa cha mẹ và con cái trở nên hạn chế hơn””

Vì sao lại xuất hiện group Ghét cha mẹ?

Giống như chia sẻ đầy thấu hiểu của một số vị phụ huynh, cả cha mẹ lẫn con cái trong thời đại ngày nay đều dần trở nên vô cảm. Cha mẹ thì bận rộn, không dành thời gian để tìm hiểu con cái, chỉ muốn áp đặt, bắt ép cho nhanh, cho xong. Còn con cái không gần gũi cha mẹ, cuộc sống vật chất đầy đủ làm sinh ra sự ích kỷ, đòi hỏi cao. Cùng với đó là việc tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa mạng tràn lan, thiếu sàng lọc khiến các em có xu hướng bạo lực hơn, bảo thủ, luôn cho mình là đúng…

Bạo lực gia đình, bố mẹ và con cái xa cách, trở nên vô cảm với nhau. (Ảnh: Internet)
Bạo lực gia đình, bố mẹ và con cái xa cách, trở nên vô cảm với nhau. (Ảnh: Internet)

Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ để con người lần đầu tiên có dịp được rèn luyện về đạo đức, hành vi và lối ứng xử theo đúng chuẩn mực. Khi bắt đầu phát triển được khả năng quan sát, trẻ em thường bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và thích được bắt chước. Do vậy, chính nơi đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ và đầu tiên lên nhân cách của con người.

Vì lý do này, chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho những hành vi của người trẻ với những cảm xúc tiêu cực trên các hội nhóm vì chính bản thân họ cũng đã trải qua những điều rất đau thương trong thời gian ấu thơ. Chính những tác động từ gia đình với những hành vi không đúng dẫn đến quá trình “méo mó” của nhân cách, để rồi họ dùng chính những lời lẽ nặng nề trên mạng xã hội để che giấu đi nỗi đau bên trong.

Vậy cách giải quyết là gì? Lý thuyết thì đã quá quen rồi: “giao tiếp là chìa khóa”. Bố mẹ và con cái cần trao đổi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau gỡ bỏ những khúc mắc. Nhưng để làm được điều đó là cả một quá trình thay đổi nhận thức rất dài, rất lâu và rất khó khăn, cần nhiều nỗ lực, đặc biệt là từ phía các bậc phụ huynh.

Trong chính group Ghét cha mẹ cũng có những người tham gia vào để phản đối sự tiêu cực của group. Nhưng lời nói lý thuyết thôi là chưa đủ. (Ảnh: Internet)
Trong chính group Ghét cha mẹ cũng có những người tham gia vào để phản đối sự tiêu cực của group. Nhưng lời nói lý thuyết thôi là chưa đủ. (Ảnh: Internet)

Hy vọng rằng khi biết đến sự hiện diện của group Ghét cha mẹ này, các bậc phụ huynh sẽ coi đây là “hồi chuông cảnh báo” về sự xa rời con em mình, khiến chúng coi mình như người xa lạ, thậm chí còn giống như kẻ thù như vậy. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ dành thời gian, tìm cách nói chuyện, trao đổi với con trẻ nhiều hơn, để những group độc hại như vậy không thể tồn tại được nữa.



source https://bloganchoi.com/group-ghet-cha-me-facebook/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét