Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Vì sao các nhà đài vẫn bình thản dù rating show ca nhạc chỉ khoảng 0,4%

0,4%, 0,8% và 0,7%… Đây là mức rating gần đây của ba show ca nhạc trên các kênh mặt đất MBC (Show! Music Core), KBS (Music Bank) và SBS (Inkigayo). Kỉ lục tỷ suất người xem cao nhất trong các buổi biểu diễn của ba kênh này là 1,2% (Music Bank). Hầu hết các chương trình phát sóng đều ghi nhận mức rating dưới 1%. Tuy nhiên, các nhà đài vẫn bình thản.

Trên thực tế, đó chỉ là do cách thưởng thức âm nhạc và sân khấu đã thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của người xem. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng “Gayo Stage” của đài KBS, nhắm đến những người ở độ tuổi trung niên, có rating trung bình là 6 ~ 8%. Các công ty truyền thông đã thay đổi chiến lược của họ và hiện đang nhắm đến người xem YouTube thay vì người xem truyền hình ở độ tuổi thiếu niên và 20 tuổi.

Nhu cầu xem khác nhau dẫn đến tỷ xuất người xem cũng thay đổi:

FanCam, FaceCam cho thành viên nhóm nhạc

Ba đài truyền hình mặt đất nói trên đều có các kênh K-pop chính thức trên YouTube. Nhờ sự phổ biến toàn cầu của K-pop, các kênh của họ đã thu được hàng triệu người đăng ký. SBS KPOP X INKIGAYO đã vượt 7,03 triệu người đăng ký, trong khi KBS Kpop đạt hơn 7,29 triệu, và MBCkpop gần đây đạt 10 triệu.

(Ảnh: Internet)
Ba đài truyền hình trên đạt lượng người đăng ký khủng trên YouTube (Ảnh: Internet)

Nguồn nội dung chính của ba công ty truyền thông này là các chương trình âm nhạc của họ. Cùng với các chương trình phát sóng chính, các nội dung bổ sung được biên tập theo nhiều cách khác nhau cũng sẽ được đăng tải trên YouTube. Đặc biệt, thế hệ trẻ rất có mong muốn chỉ được xem các ca sĩ mà họ thích (bias). Các đài truyền hình cũng đang tập trung sản xuất nội dung theo nhu cầu này. Khi một nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng biểu diễn trên một chương trình âm nhạc, đài truyền hình sẽ có một studio sản xuất riêng trên YouTube, có các fancam độ phân giải cao 4K và 8K cho mỗi thành viên. KBS thậm chí còn phát triển một phần mềm có tên là “Vertigo” cho mục đích này. Đây là chương trình tự động cắt và chỉnh sửa video cho từng thành viên dù chỉ được quay một lần.

FaceCam ra đời phục vụ nhu cầu của giới trẻ ngày nay:

Ngoài ra, “FaceCam”, chỉ quay cận cảnh khuôn mặt và “One-Take Cam”, cho thấy toàn bộ màn trình diễn, được cung cấp riêng, tất cả đều tạo nên phản ứng bùng nổ. Video one-take của NewJeans trên Music Bank đã thu về 16,34 triệu lượt xem trong vòng 2 tháng sau khi đăng tải. FaceCam trên Inkigayo của Jennie (BLACKPINK) cũng thu về 650.000 lượt xem trong vòng 3 tuần.

(Ảnh: Internet)
Ngoài video biểu diễn chính, fancam của mỗi thành viên nhóm nhạc nổi tiếng cũng rất cao (Ảnh: Internet)

Ngoại trừ FaceCam, hầu hết các video đều ở định dạng dọc thay vì ngang. Một viên chức của đài KBS cho biết: “Vì màn trình diễn rất quan trọng ở Kpop, nên người hâm mộ cũng muốn xem những màn vũ đạo của từng thành viên, những đoạn không thể thấy trên video phát sóng chính. Vì vậy, trong fancam biểu diễn, cam dọc là rất cần thiết.”

Fans thích xem FanCam dọc để thấy toàn bộ chuyển động và line của thần tượng (Ảnh: Internet)
Fans thích xem FanCam dọc để thấy toàn bộ chuyển động và line của thần tượng (Ảnh: Internet)

Các đài truyền hình đang hướng đến doanh thu trên YouTube

Từ quan điểm của một đài truyền hình, việc bỏ nhiều công sức vào các video trên YouTube sẽ không bao giờ thua lỗ do doanh thu quảng cáo từ nền tảng này là vô cùng lớn. Theo “Số liệu thống kê và sản xuất chương trình của Nguồn doanh thu của KBS”, được trình bày gần đây bởi nhà lập pháp độc lập Park Wan-joo, thành viên của Ủy ban Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền hình của Quốc hội, doanh thu quảng cáo của KBS đã giảm 56,6%, từ 623,6 tỷ won năm 2012 xuống còn 270,6 tỷ won vào năm ngoái. Mặt khác, doanh thu quảng cáo trên YouTube của nhà đài đã tăng từ 200 triệu won vào năm 2017 lên 11,6 tỷ won trong năm nay, nổi lên như một nguồn thu nhập mới và hấp dẫn.

YouTube trở thành nguồn thu nổi bật của các đài:

Giáo sư Lee Sang-ho thuộc Khoa Truyền thông Kỹ thuật số tại Đại học Kyungsung giải thích: “Trước đây, các phương tiện truyền thông thường sử dụng video YouTube để quảng bá chương trình, nhưng giờ họ đang coi đó như một kênh khác, thậm chí tạo nội dung dành riêng cho YouTube và rút ngắn thời lượng.”

Các đài giờ đây xem YouTube như một kênh chính:

Ông cũng nói thêm, “Các đài truyền hình mặt đất đã hoàn toàn chấp nhận xu hướng giảm rating và chọn sử dụng các kênh và phương tiện khác để tồn tại.”

Một số bài viết có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập những tin tức thú vị mỗi ngày nhé!



source https://bloganchoi.com/show-ca-nhac-kpop-rating/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét