Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

Khám phá Đền Bà Ấn Độ – Ngôi đền Hindu giáo giữa trung tâm Sài Gòn

Đền Bà Ấn Độ là công trình độc đáo được người Ấn xây dựng tại Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi cầu nguyện, chiêm bái mà còn là một địa điểm để người dân Sài Gòn tham quan chiêm ngưỡng kiến trúc Hindu giáo ấn tượng của người Ấn Độ.

Người Ấn Độ đã có mặt ở Việt Nam sinh sống từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Hiện nay, cộng đồng người Ấn là một trong những cộng đồng người nước ngoài đông đảo sinh sống tại Việt Nam. Nhờ tài kinh doanh, họ trở nên giàu có và đã xây dựng nên nhiều cơ sở tôn giáo ngay tại trung tâm Sài Gòn thời bấy giờ. Trải qua hơn một trăm năm, những công trình này vẫn còn được giữ gìn vẹn nguyên, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa ở vùng đất Nam Bộ.

Đền Bà Ấn Độ là công trình độc đáo được người Ấn xây dựng tại Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi cầu nguyện, chiêm bái mà còn là một địa điểm tham quan thú vị về kiến trúc Hindu giáo Ấn Độ.

Đền Bà Ấn Độ ở đâu?

Đền bà Ấn Độ tọa lạc tại số 45 đường Trương Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi đền gần với chợ Bến Thành nên bạn có thể thuận tiện di chuyển theo nhiều tuyến đường khác nhau.

Đền bà Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Đền bà Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Ngôi đền mở cửa từ 9:00 đến 19:00 hằng ngày. Riêng thứ 6, mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng đền sẽ đóng cửa lúc 20:00.

Ý nghĩa tên gọi và nguồn gốc lịch sử của chùa Ấn Độ

Đền bà Mariamman được xây dựng đầu thế kỷ 20, là ngôi đền mang đậm kiến trúc Hindu giáo của người gốc Ấn. Sở dĩ ngôi đền có tên gọi là Đền Bà Ấn Độ bởi vì thờ một nữ thần gốc người Ấn, có tên là Mariamman.

Mariamman là nữ thần của Y học, An sinh xã hội, mùa màng, hôn nhân, gia đình và trẻ thơ. Vị thần mang đến đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, giúp cho người dân gặt hái được nhiều thành quả trong sản xuất. Bên cạnh đó, bà cũng là người luôn đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Đền thờ thần Mariamman (Ảnh: Việt Đăng Di).
Đền thờ thần Mariamman (Ảnh: Việt Đăng Di).

Mariamman là môt nữ thần dân gian Tamil có nguồn gốc từ thời Tiền Vê Đà niên đại 1.500 năm trước Tây lịch. Bà là nữ thần Mẹ ở vùng đất thuộc bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Mariamman là hóa thân của Pavarti, Uma, Devi Durga, Kaliamman,… vợ Thần Siva. Có nhiều truyền thuyết về Nữ thần Mariamman, môt nữ thần bản địa miền Nam Ấn Độ của bộ tôc Dradivan đến chống lại sự xâm chiếm của bộ tộc da trắng Aryan từ miên Bắc theo đạo Bà La Môn và Ấn Độ giáo.

Đền bà Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Đền bà Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Lúc đầu, ngôi đền được xây dựng chỉ dành riêng cho người Ấn ở Sài Gòn nhưng về sau mở cửa rộng rãi cho tất cả mọi người. Trải qua thời gian, đây không chỉ là điểm tham quan kiến trúc độc đáo mà còn là nơi linh thiêng để khách thập phương và người dân đến chiêm bái.

Chùa Bà Ấn Độ có gì đặc biệt?

Chùa Ấn Độ là một trong những địa điểm đang hot ở Sài Gòn, đặc biệt là với những du khách thích các điểm du lịch kiến trúc, tâm linh. Có rất nhiều điều thú vị tại chùa Ấn Độ Sài Gòn sẽ khiến bạn thích thú ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.

Kiến trúc chùa Ấn Độ mang hơi thở Hindu giáo

Chùa Bà Ấn Độ Trương Định được thiết kế bao gồm: khu vực chính điện thờ vị nữ thần Mariamman và hai hộ vệ Pechiamman (bên phải) và Maduraiveeran (bên trái).

Ngay lối vào là điện chính thờ nữ thần Mariammam, cạnh đó là hai điện phụ thờ hai vị thần hộ vệ. Khu vực này được rào chắn vì là nơi linh thiêng nên chỉ có người phụ trách cúng lễ mới được vào đây, cấm phụ nữ.

Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Ở vị trí chính giữa trên tầng cao của điện chính là tượng nữ thần Mariamman với gương mặt đỏ hung. Đôi khi tượng bà có nhiều tay thể hiện cho sức mạnh, trong đó có một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm. Quanh đền còn nhiều tượng bà Mariamman đủ kích thước cùng tượng và tranh ảnh của những vị thần khác trong Hindu giáo.

Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Bố cục của ngôi đền này cũng khá đặc biệt. Lối kiến trúc chữ U độc đáo của ngôi chùa này tạo nên sự mới lạ, thu hút, song nó cũng gợi nên cảm giác gần gũi, ấm cúng với du khách khi ghé thăm. Trong khuôn viên đền trưng bày những bức tượng, tranh ảnh và tài liệu liên quan đến đạo Hindu.

Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Khách tham quan dễ dàng nhận thấy, chạy dọc ở trên tường là hình tượng của 18 vị thần ở 18 tư thế khác nhau. Các vị thần được khắc họa theo từng phong thái khác nhau, biểu tượng cho những ước nguyện của người dân.

Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Kiến trúc chùa Ấn Độ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Quan sát ở góc bên trái điện là sư tử Simha Vahanam – đây là linh vật được vị thần Mariamman dung để cưỡi.

Sư tử Simha Vahanam (Ảnh: Việt Đăng Di).
Sư tử Simha Vahanam (Ảnh: Việt Đăng Di).

Các bạn có thể leo lên tầng trên để tham quan toàn cảnh ngôi tháp trên nóc nhà, được trang trí bởi nhiều màu sắc vô cùng rực rỡ.

Ngôi tháp trên nóc nhà được trang trí nhiều màu sắc vô cùng rực rỡ (Ảnh: Việt Đăng Di).
Ngôi tháp trên nóc nhà được trang trí nhiều màu sắc vô cùng rực rỡ (Ảnh: Việt Đăng Di).

Lễ cầu nguyện bà Mariamman

Chùa Bà Ấn Độ linh thiêng thờ vị nữ thần mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc. Bởi vậy, hằng năm lượng người mang các vật phẩm lễ tế đến đây rất lớn. Đồ lễ tế được người dùng lựa chọn khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều vật phẩm như: gạo, hoa quả, nhang cúng, dầu ăn… Các đồ dùng này đều được bán tại trước cổng chùa, du khách có thể mua sắm lễ tại đây để chuẩn bị chu đáo trước khi vào hành hương.

Lễ cầu nguyện bà Mariamman (Ảnh: Việt Đăng Di).
Lễ cầu nguyện bà Mariamman (Ảnh: Việt Đăng Di).

Chùa Ấn Độ là điểm du lịch tâm linh tọa lạc tại vị trí trung tâm, vì vậy đây sẽ là điểm đến khá thuận tiện cho hành trình khám phá Sài Gòn của bạn. Vì vậy nếu bạn có đến Sài Gòn thì đừng bỏ lỡ địa điểm tôn giáo hấp dẫn này nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp du khách có được chuyến tham quan trọn vẹn tại thành phố Hồ Chí Minh!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!



source https://bloganchoi.com/kham-pha-den-ba-an-do-hindu-giao-o-sai-gon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét