Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

Phương pháp học tập hiệu quả lấy trọn điểm 10 giúp bạn tự tin chinh phục các môn học

Xã hội ngày càng hiện đại thì việc học càng trở nên quan trọng, học để nắm bắt xu hướng, học để biết thêm nhiều kiến thức. Mỗi người đều có những phương thức tiếp cận kiến thức khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tình trạng hiện nay là các bạn học sinh đi học thêm, học ngoài giờ rất nhiều nhưng vẫn không mang lại hiệu quả học tập cao, thậm chí kết quả rất tệ. Là do bản thân mình yếu kém? Cũng không hẳn là vậy, đó là do nhiều bạn chưa có phương pháp học tập đúng mà thôi. Bài viết này sẽ cho bạn biết 5 phương pháp học tập hiệu quả lấy trọn điểm 10 một cách dễ dàng!

1. Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Để có kết quả học tập tốt nhất thì phải đặt ra mục tiêu cụ thể rõ ràng. Việc đặt ra mục tiêu giúp bạn có động lực hơn, càng rõ ràng cụ thể thì càng giúp bạn kiểm soát được quá trình phấn đấu và hoàn thành chúng một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn không đặt ra mục tiêu hoặc mục tiêu mơ hồ thì sẽ khiến bạn đi lệch hướng và mất thời gian rất nhiều.

Ví dụ: Đặt mục tiêu cho ngày hôm nay (chưa kể từng tuần, quý, năm) là giải 3 bài toán, làm 2 bài văn. Khi bạn giải quyết được đầu việc này xong thì mới qua việc khác. Việc nào có thể giải quyết trong thời gian ngắn thì bạn nên ưu tiên. Tránh tình trạng một lúc làm 2,3 việc khác nhau hoặc dồn quá nhiều bài trong một ngày, sẽ khiến bạn sao nhãng, dễ nản và không hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. Lựa chọn thời gian phù hợp

Theo kinh nghiệm của một đứa học toàn điểm A như mình thì việc chọn thời gian để học là vô cùng quan trọng. Thời gian khiến mình tập trung học tốt nhất có 2 khung giờ: Từ 5h30 sáng đến 9h sáng và từ 19h đến 22h tối. Những khoảng thời gian này, não mình sẽ hoạt động cao và dễ tiếp thu. Tránh học vào lúc nghỉ ngơi như là buổi trưa, buổi chiều tối từ 17h đến 19h hay sau 23h vì những khoảng thời gian đó khả năng trí óc đã giảm, sau một ngày học tập có thể đã bị bão hòa và khó tiếp thu được nữa.

Quản lý thời gian khoa học (Nguồn: Internet)
Quản lý thời gian khoa học (Nguồn: Internet)

3. Quản lý, phân chia thời gian hợp lý

Đã lựa chọn khung giờ hợp lý thì bạn phải quản lý và phân chia một cách phù hợp để tận dụng tối đa hết thời gian. Trong một ngày của bạn sẽ có nhiều hoạt động diễn ra với những thời gian khác nhau. Trước khi bắt đầu làm những việc đó bạn nên phân chia thời gian cụ thể cho công việc.

Ví dụ: Vào buổi sáng sẽ có 2 hoạt động học và chơi diễn ra. Bạn sẽ chia thời gian từ 7h đến 9h học, 10h đến 11h chơi, 12h đến 13h nghỉ ngơi. Mỗi giờ bạn nên cố định việc mình làm, như là 2 bài toán trong vòng 30 phút, học tiếng Anh trong 1 giờ,… Khi bạn đã phân chia và cố định như vậy thì mọi việc sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và nên nhớ bạn chỉ làm 1 việc trong thời gian đã đề ra, tránh tình trạng trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến đầu việc khác.

4. Sử dụng sơ đồ tư duy

Cách mình học bài nhanh và ghi nhớ lâu là áp dụng sơ đồ tư duy. Với lượng kiến thức khổng lồ từ nhiều môn khác nhau, không thể dùng cách học qua loa là bài ngày hôm nay là của ngày hôm nay, qua hôm sau học bài mới thì sẽ quên bài hôm nay ngay. Như vậy sẽ không hiệu quả và khiến chúng ta cảm giác như một mớ hỗn độn.

Cách sử dụng sơ đồ tư duy

Ví dụ: Bài “Người lái đò Sông Đà”

  • Thứ nhất: Bạn phải xác định được từ khóa (VD: Tìm hiểu chung, Tìm hiểu Văn bản, Tổng kết)
  • Thứ hai: Khi đã có từ khóa rồi thì bạn xoay quanh và vẽ nhánh cho từ khóa đó (vẽ nhánh mình thay bằng dấu “”)
    • Ví dụ: Tìm hiểu chung ⇒ Tác giả ⇒ Tác phẩm
    • Tác giả ⇒ Nguyễn Tuân ⇒ nhà văn ⇒ tài hoa, uyên bác, cái tôi cá tính,..
    • Tác phẩm ⇒ Tùy bút “Sông Đà” 1960 ⇒ thành quả nghệ thuật đẹp của Nguyễn Tuân,…

Khi bạn triển khai từ thì bạn đừng ghi câu cán dài quá, chỉ nên ghi những từ có ý nghĩa, ngắn gọn, súc tích, rồi sau đó mới triển khai thành câu văn. Với cách vẽ như thế này sẽ giúp bạn học bài nhanh hơn mà còn ghi nhớ được lâu nữa.

Sơ đồ tư duy (Ảnh: Internet)
Sơ đồ tư duy (Ảnh: Internet)

5. Ứng dụng kiến thức để thực hành

Có câu “Học phải đi đôi với hành”. Học không chỉ lưu trữ kiến thức mà cần đi đôi với thực hành để nhớ kỹ và lâu hơn. Khi mà học chỉ có lý thuyết không thì bạn sẽ không hình dung ra được hay vào bài làm sẽ không biết cách xử lí ra sao.

Dễ hiểu hơn là bạn học về lý thuyết tam giác vuông. Nếu bạn không vẽ tam giác ra giấy thì làm sao bạn biết đó là tam giác, hay góc vuông là góc như thế nào. Nó sẽ gây khó khăn cho bạn trong vấn đề là bạn không biết hình dung để vẽ. Việc thực hành ngay xong học lý thuyết giúp bạn hiểu được bài, ghi nhớ bài một cách nhanh chóng và còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Học đi đôi với hành (Nguồn: Internet)
Học đi đôi với hành (Nguồn: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!



source https://bloganchoi.com/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua-lay-tron-diem-10/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét