Nếu bạn là người vừa đi làm vừa đi học thì chắc đã trải qua cảm giác mệt mỏi vì thiếu thời gian. Nhưng tại sao có những người vừa làm vừa học mà vẫn đạt thành tích tốt trên trường? Làm thế nào để duy trì động lực học tập trong lúc bận rộn với công việc? Bài viết này sẽ cho bạn những bí quyết cực hay ho nhé!
Động lực là một chủ đề thú vị được các nhà tâm lý học, xã hội học và nhiều lĩnh vực khác nghiên cứu từ rất lâu. Có thể hiểu động lực là điều gì đó thúc đẩy chúng ta hành động trong những tình huống nhất định. Làm thế nào có thể duy trì động lực học tập khi đầu óc chúng ta bị quá tải bởi công việc?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu về bản chất động lực, gồm 2 loại: động lực bên trong và bên ngoài.
Động lực bên trong là thứ thôi thúc chúng ta hành động bắt nguồn từ niềm vui trong chính hoạt động đó chứ không phải vì bất kỳ lợi ích bên ngoài nào. Ví dụ như bạn làm việc chăm chỉ để được thăng tiến và cảm thấy mãn nguyện trong công việc.
Trái lại, động lực bên ngoài thường xuất phát từ nỗi sợ bị trừng phạt hoặc niềm vui khi được thưởng liên quan với một hành động nào đó, ví dụ như bạn làm việc chăm chỉ để được thăng chức và được trả lương cao hơn.
Bí quyết để duy trì động lực phụ thuộc rất nhiều vào việc động lực đến từ bên trong hay bên ngoài, tùy từng tình huống mà một bên sẽ trội hơn. Dưới đây là 11 lời khuyên giúp bạn duy trì động lực học tập ngay cả khi quá bận rộn đi làm.
1. Luôn giữ suy nghĩ tích cực
Tất cả bắt đầu từ suy nghĩ, và suy nghĩ tích cực có thể giúp bạn kiên trì lâu dài. Hãy tin rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra và tập trung vào những điều tốt đẹp mà bạn đã làm được. Các nghiên cứu chỉ ra rằng suy nghĩ lạc quan giúp chúng ta làm được nhiều việc hơn và có sức khỏe tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
2. Hình dung ra kết quả
Khi tư duy của bạn đã thông suốt thì bước tiếp theo là hình dung về thành công mà bạn muốn đạt được. Hãy nghĩ về những điều bạn muốn có, sau đó tưởng tượng cảm giác khi đã có được nó, như vậy bạn sẽ có động lực để biến cảm giác sung sướng đó thành hiện thực.
3. Chia mục tiêu lớn thành các nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện
Nếu mục tiêu của bạn có vẻ quá khó khăn, chẳng hạn như tốt nghiệp đại học loại giỏi, thì hãy chia nó thành các bước đơn giản, dễ đạt được. Ví dụ: nếu bạn muốn đạt điểm A trong kỳ thi sắp tới, hãy bắt đầu bằng việc tìm các nguồn tài liệu phù hợp để học, sau đó xác định những kiến thức cần thu được từ mỗi nguồn đó. Khi đã phân tích thật kỹ các bước, thì mục tiêu nào cũng có thể chinh phục được.
4. Tự thưởng cho bản thân
Phần thưởng là thứ giúp duy trì động lực, với điều kiện phần thưởng đó phải lành mạnh. Sau khi đã đặt ra các mục tiêu nhỏ ở bước trên, hãy tạo ra một phần thưởng nho nhỏ cho mỗi mục tiêu đó, ví dụ như món ăn mà bạn yêu thích hay một buổi đi chơi. Dù phần thưởng là gì thì đó cũng là một động lực bên ngoài giúp bạn tiếp tục đến gần hơn với mục tiêu lớn của mình.
5. Áp dụng kỹ thuật Pomodoro
Kỹ thuật Pomodoro là phương pháp quản lý thời gian yêu cầu chúng ta làm việc một cách điều độ chứ không phải “cày” đến kiệt sức. Đối với việc học, hãy tập trung học trong 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút và lặp lại chu kỳ đó. Việc chia ra các khoảng thời gian ngắn giúp trí não của bạn duy trì sự tập trung cao độ và không bị mệt mỏi, đồng thời tạo ra cảm giác cấp bách thôi thúc bạn hoàn thành công việc trong thời gian đó.
6. Đo sự tiến bộ của mình
Khi đã bắt đầu thực hiện các mục tiêu và áp dụng Pomodoro thành công, bạn phải đo mức độ hoàn thành và sự tiến bộ của mình để biết mình đã đi được đến đâu. Theo tâm lý học, khi hiệu suất làm việc được đo lường và đánh giá cụ thể, điều đó sẽ khuyến khích chúng ta cố gắng tăng thêm hiệu suất nhiều hơn nữa.
7. Tạo ra sự cạnh tranh
Cạnh tranh lành mạnh giúp chúng ta tiến bộ và tạo động lực rất tốt, nhất là trong học tập. Bạn có thể cạnh tranh với những người khác một cách tích cực để cùng nhau tiến bộ. Nếu không có ai để thi đua, hãy tự cạnh tranh với chính mình, ví dụ như cố gắng tập trung học trong thời gian dài nhất có thể mà không bị mất tập trung hay xem điện thoại.
8. Tìm một người nâng đỡ và chia sẻ
Một cách rất tốt để tạo ra và duy trì động lực học tập là tìm một người giúp đỡ, giúp bạn tìm được nguồn tài liệu và tiếp xúc với những người khác giỏi hơn trong lĩnh vực mà bạn đang học. Đồng thời họ cũng có thể động viên khuyến khích bạn về mặt tinh thần.
Bạn cũng có thể tìm một người bạn đang học cùng lĩnh vực với mình để chia sẻ ý tưởng và mục tiêu với nhau. Nghiên cứu cho thấy: khi nói rõ mục tiêu của mình với một người khác, bạn sẽ có ít nhất 65% cơ hội thực hiện được nó, thậm chí nếu đó là một người có trách nhiệm đối với bạn thì cơ hội thành công lên tới 95%.
9. Tìm ra khung thời gian tốt nhất của mình
Dù học nhóm hay một mình, bạn cần phải tìm ra thời gian phù hợp nhất để trí não của mình học tập hiệu quả tối đa. Đối với một số người có thể là buổi sáng, nhưng nhiều người khác là sau giờ làm việc, khi tinh thần đã thoải mái. Bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều lần để tìm ra thời gian tối ưu của mình.
10. Thường xuyên vận động
Dù bạn ngồi học trên bàn, nằm trên giường hay trên sàn nhà, hãy luôn nhớ vận động và di chuyển thường xuyên. Trong thời gian nghỉ 5 phút theo phương pháp Pomodoro, bạn có thể đứng lên, duỗi chân tay và đi lại quanh nhà. Vận động giúp lưu thông máu khắp cơ thể, đưa oxy lên não và đầu óc tỉnh táo để tiếp tục học tập.
Sau khi hoàn thành 4 lần Pomodoro liên tục, bạn nên nghỉ giải lao dài hơn khoảng 15-20 phút. Trong khoảng thời gian này bạn có thể ra ngoài trời tận hưởng không khí trong lành và tập thể dục nhẹ nhàng.
Học tập một cách có phương pháp sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng những bước trong bài này sẽ giúp bạn duy trì động lực để tiếp tục chinh phục những thành tích cao trong học tập nhé!
Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan:
- Nguyên tắc DRY – Bí quyết giúp tăng năng suất làm việc và tiết kiệm thời gian cực kỳ hiệu quả
- Bí quyết vượt qua áp lực học tập của du học sinh Việt Nam tại trường “top đầu” thế giới
source https://bloganchoi.com/duy-tri-dong-luc-hoc-tap-vua-hoc-vua-lam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét