Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Hiến máu nhân đạo – Cho đi để nhận lại nhiều hơn

Hạnh phúc đơn giản là sẻ chia, hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn. Nhất là trong tình hình dịch bệnh đang ngày càng căng thẳng, người người chống dịch nhà nhà chống dịch. Xã hội đang cần những tình nguyện viên như chúng ta sẵn sàng trao đi những giọt máu của mình. Hiến máu nhân đạo – một hành động nhỏ nhưng đầy sự ấm áp, nó đem lại sự sống cho biết bao nhiêu người.

Hiến máu nhân đạo, cho đi để nhận lại nhiều hơn

Hãy cho đi để nhận lại, sẻ chia là lan tỏa yêu thương. Hiến máu nhân đạo là hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Chúng ta hãy tham gia hiến máu để giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ.

Chắc hẳn trong chúng ta khi đi hiến máu không phải ai cũng biết hết những lợi ích to lớn và những thông tin khi đi hiến máu. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Những điều cần biết khi đi hiến máu nhân đạo (Nguồn: Internet).
Những điều cần biết khi đi hiến máu nhân đạo (Nguồn: Internet).

1. Cân nặng bao nhiêu thì được tham gia hiến máu nhân đạo ?

  • Đối với hiến máu toàn phần:
    • Người hiến máu phải nặng ít nhất 45kg
    • Thể tích máu mỗi lần hiến không nhiều hơn 9ml/kg cân nặng và không được quá 450ml máu toàn phần
  • Đối với hiến các thành phần máu như tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương, tế bào gốc
    • Người hiến máu phải nặng ít nhất 50kg
    • Thể tích mỗi lần hiến không quá 500ml tổng các loại thành phần

2. Điều kiện để hiến máu là gì?

  • Tuổi: Nam 18 – 60 tuổi, nữ 18 – 55 tuổi
  • Nhiệt độ cơ thể dưới 37,5ºC
  • Mạch 60 – 90 lần/phút và huyết áp nằm trong khoảng bình thường 100-140/60-90 mmHg
  • Không có các biểu hiện : sụt cân, hoa mắt, chóng mặt, nổi hạch,…
  • Những người dưới đây không được hiến máu:nghiện ma túy, nghiện rượu, người tàn tật, người đã và đang sử dụng etretinate
Phải đủ điều kiện sức khỏe mới được hiến máu (Ảnh: Internet).
Phải đủ điều kiện sức khỏe mới được hiến máu (Ảnh: Internet).
  • Không hiến máu trong vòng 12 tháng đối với những trường hợp: người sau phẫu thuật, mắc bệnh sốt rét, tiêm vacxin ngừa bệnh dại, phụ nữ mang thai, người đã được truyền máu và chế phẩm máu.
  • Không hiến máu trong vòng 6 tháng đối với: người có xăm trổ, người đồng giới, quan hệ tình dục không an toàn, đã phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của người khác.
  • Không hiến máu trong vòng 3 tháng đối với những người đã tiêm vacxin phòng các bệnh.
  • Không nên hiến máu trong vòng 7 ngày đối với những người sử dụng aspirin hoặc thuốc có thành phần aspirin

3. Khoảng cách giữa các lần hiến máu là bao lâu?

  • Hiến máu toàn phần: 3 tháng
  • Hiến huyết tương : 2 tuần
  • Hiến tiểu cầu: 4 tuần
  • Hiến bạch cầu hạt trung tính và tế bào gốc ngoại vi : tối đa 3 lần/tuần

Nếu một người hiến cả máu toàn phần và các thành phần riêng xen kẽ nhiều lần thì khoảng thời gian được tính theo loại chế phẩm máu đã hiến lần gần đây nhất.

4. Một số phản ứng trong khi hiến máu

  • Triệu chứng nhẹ như hốt hoảng, lo lắng, xanh tái, thở nhanh, huyết áp hạ, buồn nôn. Nặng hơn thì có thể co giật, ngất.
  • Nguyên nhân: do ảnh hưởng tâm lý như sợ khi nhìn thấy máu hay do phản ứng của hệ thần kinh khi bị lấy máu
  • Xử trí : Ngừng lấy máu và trấn an người bệnh

Ngoài ra có thể thấy tại chỗ chọc kim bị tụ máu, cách xử trí là rút bỏ kim và tháo garo, giơ tay lên cao, đè lên vị trí chọc kim 5-10 phút, có thể chườm đá để giảm đau.

5. Người hiến máu được hưởng những quyền lợi gì?

Những lợi ích khi đi hiến máu nhân đạo (Nguồn: Internet).
Những lợi ích khi đi hiến máu nhân đạo (Nguồn: Internet).
  • Được cung cấp thông tin về nguy cơ lây truyền virus viêm gan, HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác
  • Được giải thích về quy trình lấy máu, các vấn đề và sự cố có thể xảy ra, các xét nghiệm cần phải thực hiện
  • Đảm bảo bí mật về khám lâm sàng và xét nghiệm của người hiến máu
  • Nếu có sự cố ngoài ý muốn xảy ra trong và sau khi hiến máu, người hiến sẽ được thông báo và điều trị miễn phí
  • Được tôn vinh, khen thưởng và nhận các quyền lợi theo quy định pháp luật như được cấp giấy chứng nhận. Nếu sau này bạn không may rơi vào trường hợp cần phải truyền máu thì hãy xuất trình Giấy chứng nhận, bạn sẽ được truyền máu miễn phí đúng bằng thể tích máu bạn đã hiến. Ngoài ra, sau khi hiến máu bạn sẽ nhận được phần quà nhỏ từ các tổ chức, cơ quan
HIến máu nhân đạo mang lại nhiều ý nghĩa to lớn (Nguồn: Internet).
HIến máu nhân đạo mang lại nhiều ý nghĩa to lớn (Nguồn: Internet).

Hiến máu nhân đạo với mỗi người chỉ là một việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa cực kì to lớn. Bởi một giọt máu cho đi là thêm một cuộc đời ở lại, đó là việc làm ý nghĩa và thiết thực – cho đi để nhận lại, mang niềm hy vọng về sự sống cho những người kém may mắn hơn chúng ta. Những giọt máu của mỗi người tình nguyện hiến tặng không chỉ thể hiện tình cảm, tấm lòng nhân ái, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng mà còn làm cho tinh thần nhân đạo lan tỏa rộng rãi.

Một số thông tin khác (Nguồn: Internet).
Một số thông tin khác (Nguồn: Internet).

Một số bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng qua bài viết trên, BlogAnChoi đã đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về hiến máu nhân đạo. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé.

Tài liệu tham khảo: ĐH Y Huế, ykhoa247



source https://bloganchoi.com/hien-mau-nhan-dao-cho-di-de-nhan-lai-nhieu-hon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét