Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Mỗi chúng ta đều thông minh – Hãy tự tin phát triển bản thân bạn!

Nhiều người nhầm tưởng rằng nếu có khả năng tư duy logic và giải toán tốt, bạn mới là người thông minh. Nhưng thực chất là không phải vậy, có tới tận 9 kiểu trí thông minh mà có thể chính bạn đang sở hữu một vài trong số chúng mà không hề hay biết đó! Cùng BlogAnChoi tìm hiểu để phát triển bản thân tốt hơn nhé!

Cha đẻ của thuyết đa trí tuệ

Trước khi tìm hiểu kĩ về từng kiểu trí thông mình, BlogAnChoi xin giới thiệu cho bạn về Howard Earl Gardner – nhà tâm lý học phát triển người Mỹ và cũng là người đặt nền móng cho thuyết đa trí tuệ. Lý thuyết này không bị bó hẹp bởi những định nghĩa, quan điểm hay cách đánh giá tiêu chuẩn về trí thông minh như thông qua các bài kiểm tra IQ. Ông cùng các đồng nghiệp đã xác định 9 loại trí thông minh đó là: tự nhiên, âm nhạc, toán học và logic, triết học, tương tác và giao tiếp, vận động thể chất, ngôn ngữ, nội tâm, không gian và thị giác.

Cha đẻ của thuyết đa trí tuệ Howard Gardner (Ảnh: Internet)
Cha đẻ của thuyết đa trí tuệ Howard Gardner (Ảnh: Internet)

1. Trí thông minh tự nhiên

Nếu sở hữu trí thông minh này, bạn có khả năng cảm thụ tốt về thiên nhiên, nghĩa là bạn có thể nhận dạng và phân loại rất nhiều loại động thực vật khác nhau đồng thời cũng rất yêu thích các hoạt động liên quan đến môi trường tự nhiên như làm vườn, trồng cây cảnh, sưu tầm mẫu vật thiên nhiên, xem các chương trình về thế giới động thực vật,… Sở hữu trí thông minh này, bạn thích hợp với những công việc như chuyên viên môi trường địa chất, nhà sinh vật học, chủ trang trại và vô số các công việc liên quan đến môi trường khác.

Yêu thiên nhiên cũng là cách bạn bồi đắp thêm trí thông minh này (Ảnh: Internet)
Yêu thiên nhiên cũng là cách bạn bồi đắp thêm trí thông minh này (Ảnh: Internet)

2. Trí thông minh âm nhạc

Dựa vào tên thì bạn có thể đoán được đây là trí thông minh nổi bật có ở những ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công. Họ có khả năng cảm âm, cảm nhạc, cảm giai điệu tốt. Có những nhà soạn nhạc đôi khi chỉ cần tìm được cảm hứng có thể ngay lập tức sáng tác ra được một ca khúc để đời. Bạn cũng có trí thông minh này đó, chỉ cần bạn nghe tốt và hát đúng giai điệu. Nhưng nếu không thì cũng rất bình thường, vì còn có nhiều kiểu thông minh khác dưới đây.

Âm nhạc cũng đem đến tình yêu cuộc sống nữa (Ảnh: Internet)
Âm nhạc cũng đem đến tình yêu cuộc sống nữa (Ảnh: Internet)

3. Trí thông minh toán học & logic

Đây là trí thông minh thể hiện rõ nhất thông qua khả năng tính toán, tư duy logic, phân tích lập luận để tìm ra quy tắc, lời giải cho các khái niệm. Bạn có thể thấy những người sở hữu trí thông minh này thì sẽ có thế mạnh là những môn tự nhiên. Bạn có thể tận dụng tài năng trời phú này để trở thành một nhà khoa học, lập trình viên, kế toán, kĩ sư, chuyên viên kinh tế, hay kĩ thuật viên.

Học Toán là chuyện đơn giản với trí thông minh toán học & logic (Ảnh: Internet)
Học Toán là chuyện đơn giản với trí thông minh toán học & logic (Ảnh: Internet)

4. Trí thông minh triết học

Loại trí thông minh này còn có tên gọi khác là trí thông minh hiện sinh. Luôn luôn đặt ra những câu hỏi như “Cuộc sống là gì?”; “Đâu là chân lý của cuộc sống?”; “Chúa có tồn tại không?” hay “Tại sao chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này?”, đó chính là những người sở hữu trí thông minh triết học.

Triết học có thể được coi là môn học gây “choáng” đối với nhiều thế hệ học sinh sinh viên, nhưng thật ra có được loại trí thông minh này, họ sẽ không chỉ dễ dàng qua được môn học mà còn hiểu sâu hơn về chính bản thân mình cũng như thế giới nhân sinh quan rộng lớn. Các công việc mà các bạn có loại trí thông minh này có thể hướng tới đó là: giáo viên dạy triết học, nhà tâm lý học, luật sư hay triết gia.

Dù trừu tượng nhưng trí thông minh này giúp bạn hiểu thế giới nhân sinh quan (Ảnh: Internet)
Dù trừu tượng nhưng trí thông minh này giúp bạn hiểu thế giới nhân sinh quan (Ảnh: Internet)

5. Trí thông minh tương tác và giao tiếp

Bao gồm khả năng thấu hiểu và tương tác tốt với những người khác nên kiểu trí thông minh này còn được gọi là trí thông minh cảm xúc. Bạn có thể “cân đo” được trí thông minh này thông qua chỉ số EQ. Bằng trí thông minh này, bạn sẽ có những cuộc trò chuyện, giao tiếp, đàm phán rất thành công bởi bạn nhận ra và thấu hiểu được cảm xúc của người đang tương tác với mình phải không nào? Giáo viên, người dẫn chương trình, tư vấn viên, thậm chí nhà lãnh đạo sẽ là những công việc sinh ra là để dành cho các bạn có trí thông minh cảm xúc.

EQ cao, ngại gì giao tiếp (Ảnh: Internet)
EQ cao, ngại gì giao tiếp (Ảnh: Internet)

6. Trí thông minh vận động thể chất

Bạn học tốt môn thể dục? Hay cụ thể hơn là bạn có khả năng tuyệt vời trong việc điều khiển cơ thể để tạo ra được những động tác khéo léo, uyển chuyển? Nếu câu trả lời là có, chúc mừng bạn đã sở hữu trí thông minh vận động thể chất. Trong tương lai, nếu yêu thích, bạn có thể hướng tới các công việc liên quan như vận động viên thể thao, người mẫu, thợ thủ công, vũ công, hoặc bác sĩ phẫu thuật.

Trí thông minh vận động thể chất - Môn Thể Dục chỉ là chuyện nhỏ! (Ảnh: Internet)
Trí thông minh vận động thể chất – Môn Thể Dục chỉ là chuyện nhỏ! (Ảnh: Internet)

7. Trí thông minh ngôn ngữ

Loại trí thông minh này cho phép chúng ta sử dụng và chọn lựa ngôn từ để biểu đạt và truyền tải thông điệp hoặc đôi khi là cảm xúc. Chỉ cần không ngừng rèn luyện, bạn hoàn toàn có thể có có cơ hội trở thành phóng viên, nhà báo, nhà văn, nhà thơ, diễn giả hay biên dịch viên.

Trí thông minh ngôn ngữ- Thỏa niềm đam mê truyền tải thông điệp (Ảnh: Internet)
Trí thông minh ngôn ngữ- Thỏa niềm đam mê truyền tải thông điệp (Ảnh: Internet)

8. Trí thông minh nội tâm

Có thể nói rằng khá nhiều người sở hữu loại trí thông minh này. Đó thường là những người có tính cách hướng nội, họ thích trầm tư suy nghĩ, thích làm việc cá nhân thay vì làm nhóm, và đặc biệt là luôn tự nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách sâu sắc. Cũng bởi vậy mà họ sẽ dễ dàng kiềm chế được cảm xúc, bình tĩnh trong cả những tình huống bất ngờ hay khó khăn nhất. Là một người lãnh đạo hay nhà tâm lí học, đây đều là những phẩm chất cần có.

Trí thông minh giúp bạn hiểu mình hơn (Ảnh: Internet)
Trí thông minh giúp bạn hiểu mình hơn (Ảnh: Internet)

9. Trí thông minh không gian & thị giác

Có trí thông minh này, bạn giỏi làm việc với hình ảnh vật thể và không gian. Thị giác nhạy bén của bạn tạo cơ hội cho bạn thỏa sức sáng tạo, cảm nhận được tốt khôn gian ba chiều, phân tích các góc độ khác nhau trong không gian đó. Bạn sẽ có thể tận dụng tối đa tiềm năng này với những công việc như kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia hay nhà thiết kế đồ họa cho game.

Trí thông minh cần thiết cho một kiến trúc sư (Ảnh: Internet)
Trí thông minh cần thiết cho một kiến trúc sư (Ảnh: Internet)

Sau khi biết thêm về 9 dạng thức của trí thông minh kể trên, BlogAnChoi tin chắc bạn đã hiểu hơn về bản thân mình phải không nào? Biết được đâu là điểm mạnh của bản thân để khả năng đó cũng chính là cách để bạn vươn xa hơn trên con đường phía trước! Và tất nhiên, các kiểu thông minh này đều quan trọng như nhau, và chúng làm nên một bạn thật đặc biệt, “độc nhất vô nhị” trên thế giới rộng lớn này!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi sau:

Bạn là tuýp người thuộc kiểu thông minh nào? Cùng chia sẻ với BlogAnChoi trong phần bình luận bên dưới nhé!



source https://bloganchoi.com/moi-chung-ta-deu-thong-minh-hay-tu-tin-phat-trien-ban-than-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét