Mỗi người đều có những mục tiêu đặt ra cho riêng mình. Nhưng không phải ai cũng có thể hoàn thiện chúng được nhanh chóng và đầy đủ. Liệu đó có phải biểu hiện của sự thiếu kỷ luật? Vậy kỷ luật là gì? Kỷ luật có ảnh hưởng ra sao? Hãy cùng đi vào những phân tích sau đây.
Kỷ luật là gì?
Chắc hẳn nhiều người đã không còn xa lạ với hai chữ “kỷ luật” nhưng để thực sự hiểu được nghĩa của nó thì không có nhiều người.
Kỷ luật nói chung có thể hiểu là sự rèn luyện một cách nghiêm túc để đưa bản thân vào một khuôn khổ nhất định nhằm hoàn thành công việc, nhiệm vụ nào đó đã được đề ra cần hoàn thành đúng thời hạn.
Kỷ luật không phải ngày một ngày hai là có được ngay và cũng chẳng phải bẩm sinh mà có, nó là cả một quá trình liên tục và bền bỉ con người rèn luyện một cách kiên trì cả về mặt thể chất lẫn tinh thần để có thể làm chủ được bản thân, hiểu rõ bản thân mình muốn gì và mình cần làm gì.
Người có tính kỷ luật cao là người biết chấp hành và thực hiện nghiêm túc những quy định đề ra, họ luôn cho thấy được phong thái tự tin, nghiêm chỉnh, chững chạc và hiếm khi để cho người khác phải chê trách nhắc nhở thái độ của mình. Nhờ thế mà họ luôn được người khác kính nể, tôn trọng và được cấp trên giao phó cho nhiều công việc đại sự.
Ngược lại, người vô kỷ luật thì không bao giờ thấy họ thực hiện đúng nội quy – đi muộn, về sớm, nói chuyện riêng, lười biếng… Vì thế mà những công việc được giao họ sẽ ít khi hoàn thành đúng tiến độ, thái độ làm việc không nghiêm túc, hay chểnh mảng trong giờ làm việc. Chính bởi vậy mà chẳng ai muốn thu nhận vào công ty của mình một người vô kỷ luật, không biết trên dưới, không chấp hành nội quy được đề ra.
Kỷ luật có ý nghĩa to lớn ra sao?
Như một câu nói của Stephen R. Covey: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng và đam mê”, kỷ luật ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tinh thần của con người và là tiền đề làm nên sự thành công trong sự nghiệp của họ.
Kỷ luật giúp con người kiên trì theo đuổi một lĩnh vực, công việc nào đó. Chắc chắn trong quá trình thực hiện, sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy nản lòng và muốn bỏ dở mọi thứ nhưng kỷ luật sẽ cùng bạn vượt qua, tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong chặng đường chông gai phía trước. Nó không cho phép bạn bỏ ngang công việc đã được đề ra ban đầu.
Tính kỷ luật luôn luôn thôi thúc con người hành động. Hễ khi nào bạn còn chưa xong việc là khi ấy kỷ luật chưa cho phép bạn nghỉ ngơi. Đúng như Bác Hồ đã từng nói “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Nhờ vậy mà những khoảng thời gian vốn dĩ bạn dùng chẳng để làm gì nay sẽ trở nên có ý nghĩa và được dùng vào những công việc còn dang dở.
Kỷ luật tạo cho bạn tác phong nghiêm túc, bản lĩnh “nói không” với những cám dỗ trong cuộc sống cùng phong thái nghiêm chỉnh, chỉnh tề dù là khi ở nhà hay đi làm việc.
Kỷ luật giúp bạn biết kiềm chế, điều tiết cảm xúc, thay đổi suy nghĩ để hướng tới những điều tích cực. Chính vì thế mà bản thân bạn sẽ có được cuộc sống không gò bó nhẹ nhàng và tốt hơn trước rất nhiều.
Kỷ luật mang lại sự tự tin, can đảm cho người rèn luyện nó. Đâu phải ai cũng dễ dàng tạo được cho bản thân tính kỷ luật. Có thể thấy rõ rằng không phải ngẫu nhiên mà những người lính được cho là những người vô cùng dũng cảm, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, họ có được vậy là nhờ sống và học tập trong một môi trường mà kỷ luật luôn luôn là yếu tố quyết định và được đẩy lên hàng đầu.
Trên đây là một số những lý giải, tìm hiểu của chúng tôi về kỷ luật cũng như một số những lợi ích nó mang lại. Hy vọng chúng tôi sẽ sớm nhận được những đánh giá cũng như những phản hồi tích cực từ độc giả để có thể hoàn thiện nội dung ngày một chính xác, đầy đủ hơn!
Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:
Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!
source https://bloganchoi.com/ky-luat-bi-quyet-thanh-cong-chua-dung-nhieu-y-nghia-sau-sac/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét