Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Những việc Tân sinh viên cần phải làm để học tốt ở đại học

Bài viết này được chia sẻ bởi một cựu sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở một trường đại học danh tiếng của Hà Nội, với tấm bằng loại ưu dành cho các bạn tân sinh viên. Những kinh nghiệm được đề cập trong bài viết này đều được đúc rút từ chính bản thân tôi và những người bạn bè của tôi. Hy vọng sẽ giúp các bạn tân sinh viên thoát khỏi những bỡ ngỡ, nhanh chóng hòa nhập và xác định được con đường riêng cho mình.

Tân sinh viên cần xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng

Khi đã là tân sinh viên, chắc chắn bạn phải nắm được thế mạnh của ngôi trường mà bạn theo học. Trường của bạn thuộc khối nghiên cứu như Đại học Quốc gia Hà Nội, thì bạn nên tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm nhất hoặc năm hai. Nếu trường của bạn thiên về khoa học ứng dụng, thì từ năm nhất bạn nên tìm cơ hội để được tham gia các hoạt động của khoa, trường. Nếu trường của bạn thuộc khối kỹ thuật, thì bạn phải tìm ngay môi trường để được thực hành ngay khi có cơ hội. Còn nếu như bạn chỉ lựa chọn trường đại học vì một lý do nào đó mà chưa hiểu kỹ, thì bạn hãy nhanh chóng đọc ngay cuốn sổ tay sinh viên để hiểu rõ về ngôi trường mà mình đang theo học.

Tân sinh viên cần vạch rõ mục tiêu học tập (Nguồn: Internet).
Tân sinh viên cần vạch rõ mục tiêu học tập (Nguồn: Internet).

Mục tiêu học tập vô cùng quan trọng, vì mục tiêu chính là đích đến, bạn cần phải biết rõ mình cần gì, để lựa chọn mục tiêu cho phù hợp với bản thân. Một vài mục tiêu có thể tham khảo: Một tấm bằng tốt nghiệp loại ưu; một bản civi với những điểm cộng về mặt hoạt động phong trào đoàn – hội và tình nguyện; một bảng thành tích về các hoạt động thể dục – thể thao…

Khi đã xác định được mục tiêu cho bản thân, thì việc bạn cần phải làm ngay đó là vạch ra kế hoạch học tập để thực hiện hóa mục tiêu đó. Mỗi mục tiêu sẽ có những cách thức thực hiện khác nhau, để hoàn thành được mục tiêu này, cách tốt nhất là bạn nên phải tìm gặp những anh chị sinh viên khóa trên để nhờ họ hỗ trợ.

Có “tiền bối” trong khoa/trường giúp đỡ là điều vô cùng cần thiết, bởi lẽ họ là những người đi trước đã có kinh nghiệm thực tế, nên những điều họ chia sẻ là vô cùng thiết thực. Vai trò của người “tiền bối” này rất quan trọng, vậy nên tùy vào mục tiêu của mình mà bạn sẽ lựa chọn người để nhờ cậy. Nếu bạn muốn có tấm bằng loại ưu, thì bạn lựa chọn “tiền bối” có điểm học thuộc “top” đầu của khoa. Nếu bạn muốn hoạt động phong trào tốt, hãy liên hệ ngay với bí thư hoặc phí bí thư liên chi đoàn của khoa để xin được giúp đỡ.

Tân sinh viên với phong trào đoàn hội (Nguồn: Internet)
Tân sinh viên với phong trào đoàn hội (Nguồn: Internet)

Trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì, bạn cũng phải nhìn vào mục tiêu của mình đã đề ra, xem lợi hại của việc này với mục tiêu của mình. Nếu bạn muốn tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, thì các hoạt động liên quan đến học tập và nghiên cứu khoa học cần phải được ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn muốn trở thành lãnh đạo phong trào, thì bạn phải là người thường xuyên xuất hiện ở các chương trình do đoàn – hội tổ chức. Bạn muốn trở thành vận động viên của một môn thể thao nào đó, tất nhiên mồ hôi của bạn sẽ rơi ở sân tập nhiều hơn trong thư viện.

Tân sinh viên và những kinh nghiệm trong cuộc sống

Đa phần sinh viên đại học đều là những sinh viên từ ngoại tỉnh lên các thành phố lớn như Hà Nội Hồ Chí Minh, Thái Nguyên… theo học. Họ đều là những sinh viên lần đầu tiên xa nhà, rời xa vòng tay bao bọc của gia đình để tự mình bươn trải giữa thành phố “đông người mà thiếu tình thân”. Tôi cũng đã từng trải qua hoàn cảnh này, thời gian đầu tôi cũng đã gặp vô vàn khó khăn, thấu hiểu được điều đó nên bài viết này sẽ giúp các bạn tân sinh viên có được những kinh nghiệm cần thiết để thích ứng với môi trường học tập mới.

Tân sinh viên cần phải học cách quản lý tài chính (Nguồn" Internet).
Tân sinh viên cần phải học cách quản lý tài chính (Nguồn” Internet).
  • Môi trường học tập và cuộc sống mới với rất nhiều áp lực, bạn phải nhanh chóng vượt qua để thực hiện mục tiêu đề ra. Để có thể sống tốt ở môi trường mới bạn cần phải học cách tự lập, biết lập thời gian biểu theo ngày, tuần và tháng. Để thực hiện được thời gian biểu thì bạn phải nghiêm khắc với bản thân, không được ngại khó ngại khổ. Bạn phải học cách tự chăm sóc bản thân, tự quản lý đồ đạc, tự giặt giũ và học cách nấu ăn.
  • Tân sinh viên phải học cách tự quản lý tài chính, biết chi tiêu thông minh, nhất định phải biết phân bổ tài để không xảy ra tình trạng “chưa qua ngày rằm đã gặm mì tôm”. Lời khuyên cho các bạn, hãy cố gắng sắp xếp thời gian học tập để đi làm thêm, vừa có thu nhập trang trải cuộc sống vừa có thêm kinh nghiệm xã hội. Thị trường việc làm bán thời gian hiện nay vô cùng dồi dào, bạn đừng nghĩ làm thêm là đi ra nhà hàng bưng bê, ra quán café chạy bàn… Hiện nay có rất nhiều việc mà sinh viên có thể làm để kiếm thêm thu nhập, một trong số đó là nguồn thu nhập từ viết content, làm YouTube, tiếp thị liên kết, gia sư… Tuy nhiên tân sinh viên cũng đừng vì mải mê làm thêm mà để ảnh hưởng tới việc học, bạn phải luôn xác định mục tiêu ban đầu của mình là gì, hãy luôn quan niệm mọi việc làm cũng chỉ để giúp bạn tiến tới mục đích mà thôi.

Bài viết hữu ích liên quan, bạn có thể tham khảo:

Trên đây là những chia sẻ của tôi, hy vọng các bạn tân sinh viên sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu từ bài viết này. Bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Giáo dục của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!



source https://bloganchoi.com/nhung-viec-tan-sinh-vien-can-phai-lam-de-hoc-tot-o-dai-hoc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét