Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Những người đã khỏi bệnh COVID-19 có nên tiêm vaccine hay không?

Trong lúc vaccine COVID-19 đang được triển khai tiêm rộng rãi trên khắp thế giới thì một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: những người đã từng mắc và khỏi bệnh có nên tiêm vaccine hay không? Liệu miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh có đủ chống lại tái nhiễm?

Tiêm vaccine COVID-19 có thể giảm đáng kể nguy cơ tái mắc bệnh

Một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết: những người không tiêm vaccine COVID-19 sau khi đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc lại cao gấp gần 2,5 lần. Kết quả này trái ngược với một nghiên cứu trước đó của trung tâm y tế Cleveland Clinic được đưa ra hồi tháng 7 năm nay.

Vaccine COVID-19 có thể bảo vệ chống tái nhiễm hiệu quả (Ảnh: Internet).
Vaccine COVID-19 có thể bảo vệ chống tái nhiễm hiệu quả (Ảnh: Internet).

Mặc dù đây không phải là tin tức đáng ngạc nhiên đối với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nhưng họ cho biết nghiên cứu này chứng minh những gì họ nghi ngờ là đúng.

Bác sĩ Gregg Miller, giám đốc y tế tại trung tâm Vituity kiêm bác sĩ y tế cấp cứu tuyến đầu tại Cơ sở Edmonds của Thụy Điển ở Seattle (Mỹ), cho biết: lâu nay đã có nhiều ý kiến phỏng đoán điều này, và kết quả nghiên cứu của CDC đã làm nó trở nên sáng tỏ hơn.

Bác sĩ Miller nói: “Bằng chứng rất rõ ràng. Nếu bạn đã mắc COVID-19, bạn vẫn nên tiêm vaccine.”

Vẫn nên tiêm vaccine sau khi đã khỏi bệnh (Ảnh: Internet).
Vẫn nên tiêm vaccine sau khi đã khỏi bệnh (Ảnh: Internet).

Các tác giả cho biết: nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng trong số những cư dân ở Kentucky (Mỹ) đã nhiễm COVID-19 vào cuối năm 2020, những người đến nay vẫn chưa tiêm phòng có nguy cơ tái nhiễm virus cao hơn 2,34 lần so với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Mặc dù báo cáo này ủng hộ quan điểm rằng người bị mắc bệnh sẽ được tăng cường miễn dịch ở mức độ nào đó trong khoảng 90 ngày, nhưng nó cũng cho thấy những người không được tiêm chủng có tỷ lệ bệnh có triệu chứng cao hơn. Bác sĩ Miller còn cho biết thêm: những trường hợp đó xảy ra trước khi biến thể Delta chính thức xuất hiện tại Mỹ.

Biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh hơn rất nhiều so với các chủng ban đầu (Ảnh: Internet).
Biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh hơn rất nhiều so với các chủng ban đầu (Ảnh: Internet).

Tiến sĩ Alyson Cavanaugh, một trong số các tác giả của nghiên cứu này, đồng thời cũng là nhân viên phụ trách dịch bệnh của CDC, cho biết: “Đây thực sự là thông tin quan trọng. Các bác sĩ và tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn được hỏi về điều này”. Họ rất muốn có câu trả lời chính xác, và giờ đây đã có bằng chứng khoa học về điều đó.

Các chuyên gia hy vọng phát hiện này sẽ thuyết phục được những người đã từng mắc bệnh đi tiêm vaccine. Bác sĩ Miller lưu ý rằng nghiên cứu này được thực hiện trước khi có biến thể Delta khiến chúng ta càng phải thận trọng hơn. Những người mắc COVID-19 vào cuối năm 2020 rất có thể đã nhiễm chủng virus gốc từ Vũ Hán hoặc biến thể Alpha. Nhưng hiện nay biến thể Delta còn nguy hiểm hơn rất nhiều nên tất cả chúng ta cần chú ý đến thông tin này.

Những người đã mắc COVID-19 cảm thấy thế nào trước thông tin này?

Joan Parker ở bang Tennessee (Mỹ) đã mắc COVID-19 vào mùa thu năm ngoái, nhưng kết quả từ báo cáo của CDC không làm thay đổi kế hoạch tiêm vaccine của cô. “Tôi đã quyết định sẽ chưa tiêm vaccine cho đến khi công việc của tôi yêu cầu hoặc nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại (những nơi mà tôi muốn đến)”. Cô cho biết không phải là không muốn tiêm mà chỉ là không phải ngay bây giờ.

Kris Fletcher ở bang Indiana nói rằng thông tin này có ý nghĩa với mình vì bản thân cô là một người đã mắc COVID-19 và sau đó quyết định tiêm vaccine. “Mắc COVID-19 thật kinh khủng và chúng tôi biết nó có thể còn tồi tệ hơn nhiều đối với chúng tôi (và con gái của chúng tôi),” cô nói.

Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều từ người dân (Ảnh: Internet).
Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều từ người dân (Ảnh: Internet).

“Theo ý kiến ​​của chúng tôi, việc mắc COVID-19 là không đủ để bảo vệ chống lại các biến thể khác.” Fletcher nói thêm rằng cô và gia đình muốn giảm bớt các triệu chứng nếu chẳng may bị mắc bệnh lại.

Bác sĩ Miller hy vọng sẽ có nhiều người đưa ra quyết định tương tự như Fletcher sau khi biết đến thông tin này. Theo ông, điều này có thể xảy ra sớm nhất trong đội ngũ nhân viên y tế và lực lượng chống dịch. Nhiều nhân viên y tế đã do dự tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19 vì nhiều lý do. Giờ đây ông hy vọng thông tin mới này sẽ “giúp làm lung lay họ” đối với việc tiêm chủng.

Vì sao vẫn có người chưa muốn tiêm vaccine?

Trong số những người chưa muốn tiêm chủng có Kylee Robinson ở bang Virginia, đã từng mắc COVID-19 nhưng đến nay vẫn chưa tiêm vaccine. Lý do mà Robinson đưa ra là muốn biết thêm nhiều thông tin, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong và mức độ bệnh của những người bị mắc lại lần 2 – đó là các vấn đề mà nghiên cứu nói trên không đề cập đến.

Nhiều người chưa muốn tiêm vaccine sau khi đã khỏi bệnh (Ảnh: Internet).
Nhiều người chưa muốn tiêm vaccine sau khi đã khỏi bệnh (Ảnh: Internet).

Robinson nói: “Tôi muốn tìm hiểu tỷ lệ tử vong của chúng ta là bao nhiêu trước khi báo cáo này ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi.” Tiến sĩ Cavanaugh cho biết CDC sẽ tiếp tục theo dõi sự tái nhiễm virus và tiếp tục tìm hiểu thêm. Nhưng hiện tại, cô cho biết nghiên cứu này cho thấy rõ ràng việc tiêm phòng sau khi mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ bị tái mắc bệnh.

Bác sĩ Miller cho biết những người đang lo sợ xảy ra sự cố do tiêm vaccine sau khi từng mắc bệnh có thể yên tâm, vì trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi được phê duyệt sử dụng khẩn cấp, hãng Moderna đã có hơn 500 người từng mắc COVID-19 tham gia vào nghiên cứu của họ, còn Pfizer có hơn 1.000 người như vậy.

Bác sĩ Miller nói: “Không có sự khác biệt về tác dụng phụ đối với những người đã mắc COVID-19 trước đó (so với những người chưa mắc bệnh).”

Những người đã mắc COVID-19 chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine có được không?

Khi đã có thêm nhiều thông tin mới về vaccine, bác sĩ Miller đặt câu hỏi: liệu những người đã từng mắc COVID-19 có thể chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine hay không?

Theo ông thì đây mới chỉ là giả định, nhưng cũng rất đáng để nghiên cứu. Dù gì đi nữa thì có một điều rõ ràng là: những người chưa được chủng ngừa COVID-19 sau khi mắc bệnh vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ông hy vọng tất cả mọi người sẽ ý thức được điều đó.

Những người khỏi bệnh nhưng không tiêm vaccine có nguy cơ tái mắc cao hơn (Ảnh: Internet).
Những người khỏi bệnh nhưng không tiêm vaccine có nguy cơ tái mắc cao hơn (Ảnh: Internet).

Tiến sĩ Cavanaugh cũng đồng tình, nói rằng điều quan trọng cần nhớ là trong số những người đã mắc COVID-19, những người chưa tiêm vaccine sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gần hai lần rưỡi. Về mặt dịch tễ học thì điều đó thực sự rất quan trọng.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!



source https://bloganchoi.com/nguoi-da-khoi-benh-covid-19-co-nen-tiem-vaccine/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét