Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Đau mắt khi xem TV trong phòng tối: Tại sao lại thế và làm gì để khắc phục?

Những chiếc TV hiện nay thường có độ sáng cao đem đến chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhưng cùng với đó cũng xuất hiện một vấn đề: đau mắt khi xem TV trong phòng tối. Vậy có cách nào để giải quyết chuyện này không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

TV thời nay có độ sáng mạnh hơn nhiều so với trước đây

Các sản phẩm TV hiện đại ngày nay hầu như đều được chế tạo để phù hợp với hình ảnh dải động cao (HDR). Về chi tiết thì mỗi hãng sản xuất sẽ có công thức riêng, nhưng nhìn chung các TV đạt chuẩn hình ảnh HDR thường có màn hình sáng hơn so với TV đời cũ không HDR. Thậm chí một số công nghệ cải tiến như đèn LED mini còn làm cho chúng sáng hơn nữa.

Chiếc TV chất lượng cao có thể chính là thủ phạm khiến bạn bị đau mắt khi xem trong phòng tối (Ảnh: Internet).
Chiếc TV chất lượng cao có thể chính là thủ phạm khiến bạn bị đau mắt khi xem trong phòng tối (Ảnh: Internet).

Tất nhiên hình ảnh tươi sáng nhiều màu sắc sống động là một trong những yếu tố hấp dẫn người dùng và thực sự đem đến trải nghiệm “sướng mắt”. Màn hình sáng hơn chưa chắc đã tốt hơn, nhưng nó có thể giúp bạn xem TV thoải mái khi môi trường xung quanh nhiều ánh sáng và cũng làm cho những ưu điểm của HDR trở nên nổi bật dễ thấy hơn.

Tuy nhiên trên thực tế các chương trình truyền hình và phim ảnh chất lượng cao thường thích hợp nhất khi xem trong phòng tối để giảm bớt sự phản chiếu ánh sáng và tăng độ tương phản. Trong điều kiện tối như vậy, nếu TV có độ sáng quá mạnh có thể sẽ gây mỏi mắt, thậm chí đau nhức mắt rất khó chịu.

Nhiều người có thói quen xem TV trong phòng tối để cảm giác "thật" hơn (Ảnh: Internet).
Nhiều người có thói quen xem TV trong phòng tối để cảm giác “thật” hơn (Ảnh: Internet).

HDR là gì và tại sao sáng quá cũng không tốt?

HDR là viết tắt của High Dynamic Range tức “dải động cao”, được xem là công nghệ tiên tiến nhất của TV hiện nay. Các dòng máy chơi game PlayStation và Xbox đã có HDR, hay các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến cũng vậy (như Netflix, Disney +, v.v.)

HDR cũng có ở hầu hết các TV và thiết bị phát trực tuyến đạt độ phân giải 4K. Khi xem hình ảnh HDR trên các TV chất lượng cao, chúng ta sẽ thấy độ sáng rất ấn tượng, chẳng hạn như mặt trời hoặc đèn đường tương phản hơn rõ rệt so với phông nền. Như vậy người dùng sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh nổi bật sống động như thật.

Sự khác biệt giữa hình ảnh HDR và hình ảnh thường (Ảnh: Internet).
Sự khác biệt giữa hình ảnh HDR và hình ảnh thường (Ảnh: Internet).

Nhưng khi xem TV trong phòng tối để có trải nghiệm “sướng” hơn thì độ sáng quá mạnh có thể làm mắt bị nhức hoặc cộm. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi bạn “dán mắt” vào màn hình điện thoại trong phòng tối.

Không phải chỉ có HDR mới là thủ phạm gây đau mỏi mắt, mà bất kỳ chiếc TV nào có màn hình quá sáng kết hợp với môi trường xung quanh tối đều có thể khiến mắt bị khó chịu. Đa số các TV hiện đại ngày nay có độ sáng mạnh đến mức kể cả khi đã chỉnh chế độ đèn nền giảm bớt thì vẫn có thể gây chói mắt.

Tại sao lại đau mắt khi xem TV trong phòng tối?

Nếu bạn đã từng bị chiếu đèn vào mắt vào ban đêm thì sẽ thấy cảm giác đó thật khó chịu. Nhưng khi ở trong một căn phòng đèn điện sáng trưng thì chẳng có vấn đề gì. Nguyên nhân là vì mắt của chúng ta có có thể “co giãn” tùy theo độ sáng trung bình của môi trường xung quanh.

Một căn phòng tối cộng với chiếc TV sáng thì về trung bình vẫn là tối, do đó đồng tử của mắt giãn ra để nhận thêm ánh sáng. Nhưng cùng lúc đó các điểm trên võng mạc đang thu nhận ánh sáng từ TV sẽ bị quá tải do ánh sáng quá nhiều khiến chúng bị mệt mỏi và bạn sẽ có cảm giác đau nhức, cộm mắt.

Đồng tử có thể thay đổi kích thước để tăng giảm lượng ánh sáng chiếu vào mắt (Ảnh: Internet).
Đồng tử có thể thay đổi kích thước để tăng giảm lượng ánh sáng chiếu vào mắt (Ảnh: Internet).

Như vậy nguyên tắc chung để khắc phục vấn đề này là giảm lượng ánh sáng trung bình chiếu vào mắt bằng cách điều chỉnh ánh sáng màn hình TV hoặc tăng ánh sáng của cả căn phòng.

Cách xem TV không bị mỏi mắt

1. Chọn TV màn hình rộng hơn hoặc ngồi lại gần hơn

Trong một không gian tối rộng lớn như căn phòng, một vật sáng có kích thước nhỏ sẽ làm mắt bị “rối” vì sự đối lập. Như đã nói ở trên, mức độ ánh sáng trung bình vẫn thấp làm cho đồng tử giãn ra nhưng một điểm sáng nhỏ lại làm cho một phần võng mạc bị mệt mỏi.

TV sáng trong phòng tối làm mắt bị mỏi và đau nhức (Ảnh: Internet).
TV sáng trong phòng tối làm mắt bị mỏi và đau nhức (Ảnh: Internet).

Khi dùng TV màn hình lớn hoặc ngồi lại gần hơn, mức độ ánh sáng trung bình trước mắt sẽ tăng lên làm cho đồng tử co lại, từ đó giảm bớt tổng lượng ánh sáng chiếu vào võng mạc. Kết quả chung là mắt sẽ ít bị nhức mỏi hơn.

Một cách rất hay khác là dùng máy chiếu để tạo ra hình ảnh lớn hơn nhưng không sáng như TV và giúp cho mắt dễ chịu hơn.

2. Giảm ánh sáng nền của màn hình TV

Cách này thì quá rõ ràng, nhưng đôi khi không dễ áp dụng. Nhiều nhà sản xuất TV mặc định ánh sáng nền ở mức cao nhất để phù hợp với hình ảnh HDR, do đó nếu tắt đèn nền (hoặc ánh sáng OLED trên các dòng TV OLED) có thể sẽ làm giảm chất lượng của các chương trình HDR. Hình ảnh có thể sẽ hơi “lạ” tùy vào từng dòng TV.

Giảm ánh sáng nền có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh (Ảnh: Internet).
Giảm ánh sáng nền có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh (Ảnh: Internet).

Lưu ý rằng cách này không phải là chỉnh độ tương phản hoặc độ sáng thông thường (contrast và brightness), các thông số đó không liên quan gì đến độ sáng thực sự của TV.

Hầu hết các TV chuẩn HDR được trang bị nhiều chế độ HDR khác nhau mà bạn có thể tùy chọn trong menu cài đặt hình ảnh, chẳng hạn như HDR Bright và HDR Normal, hay Dolby Vision Bright và Dolby Vision Reference. Nên bật chế độ Bright khi ở trong môi trường sáng, còn các chế độ Reference hay Normal thích hợp cho phòng tối.

Nếu TV của bạn không có nhiều chế độ như vậy hoặc đã chỉnh rồi mà vẫn quá sáng thì hãy áp dụng thêm những cách khác.

Chỉnh mức ánh sáng nền (backlight) khác với độ sáng và tương phản thông thường (Ảnh: Internet).
Chỉnh mức ánh sáng nền (backlight) khác với độ sáng và tương phản thông thường (Ảnh: Internet).

3. Đặt một chiếc đèn ở vị trí thích hợp

Cách này cũng làm tăng độ sáng trung bình của môi trường xung quanh, nhưng ánh sáng đèn có thể phản chiếu ảnh hưởng đến hình ảnh trên TV hoặc làm mắt bị phân tâm khi xem. Do vậy cần xác định đúng vị trí phù hợp để đặt đèn.

Đèn giúp làm tăng độ sáng trung bình của căn phòng (Ảnh: Internet).
Đèn giúp làm tăng độ sáng trung bình của căn phòng (Ảnh: Internet).

Vị trí lý tưởng của đèn không nên nằm trong tầm mắt khi xem TV và cũng không tạo ra ánh sáng phản chiếu. Như vậy bạn phải đặt nó ở những chỗ hơi “khác thường”, chẳng hạn như đằng sau ghế sofa. Cũng có thể dùng đèn âm trần với độ sáng thay đổi, nhưng lưu ý xem nó có phản chiếu trên màn hình TV hay không. Nếu TV có giá treo di chuyển hoặc xoay được thì sẽ dễ điều chỉnh để tránh phản chiếu.

4. Dùng ánh sáng trung tính

Cách này cũng giống như dùng đèn, nhưng ánh sáng trung tính có thể làm sáng căn phòng mà không ảnh hưởng đến hình ảnh trên TV.

Ánh sáng trắng trung tính của chiếc laptop bên cạnh giúp tổng thể căn phòng sáng lên (Ảnh: Internet).
Ánh sáng trắng trung tính của chiếc laptop bên cạnh giúp tổng thể căn phòng sáng lên (Ảnh: Internet).

Màu sắc của ánh sáng này cũng quan trọng vì sẽ làm cho não của chúng ta “nhìn thấy” màu đối lập với nó. Chẳng hạn như khi dùng đèn màu xanh phía sau TV thì bạn sẽ nhìn thấy TV có màu đỏ. Do đó màu tốt nhất cho ánh sáng trung tính là màu trắng đạt chuẩn nhiệt độ màu D6500 hoặc gần như vậy.

Tổng kết

TV quá sáng làm mắt bị nhức mỏi là vấn đề rất phổ biến. TV đời mới đạt chuẩn HDR càng dễ gây ra hiện tượng này hơn. Nếu bạn đang bị mỏi mắt khi xem TV – đặc biệt là trong phòng tối – thì hy vọng những mẹo trên đây sẽ giúp ích được phần nào.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!



source https://bloganchoi.com/tai-sao-dau-mat-khi-xem-tv-cach-giam-dau-mat/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét